Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11: Thành tựu và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Phần II) SVIP
BÀI 11: THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
e) Hội nhập quốc tế
Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra theo từng bước, từ hội nhập kinh tế quốc tế đến hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
* Hội nhập về chính trị: từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận. → Việt Nam hội nhập và đạt được nhiều thành tựu:
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia.
- Thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia.
- Có quan hệ với Quốc hội và Nghị viện của hơn 140 nước.
Hình 1: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhân dịp dự
Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản
* Hội nhập về kinh tế:
- Diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. → Đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
* Hội nhập về an ninh - quốc phòng:
- Quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng: Việt Nam triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới,…
- Trên bình diện đa phương: chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và thế giới.
- Ngoài ra, Việt Nam còn đạt nhiều kết quả quan trọng về gìn giữ hoà bình và hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.
Hình 2: Đại tướng Lương Cường và Thượng tướng Thongloi Silivong duyệt
Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam
* Hội nhập về văn hoá và các lĩnh vực khác:
- Về văn hoá: hợp tác, giao lưu văn hoá, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.
- Về giáo dục, khoa học - công nghệ: tích cực tham gia các tổ chức, hợp tác với nhiều quốc gia và khu vực:
+ Việt Nam là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế về khoa học - công nghệ.
+ Hơn 80 điều ước, thoả thuận quốc tế về hợp tác khoa học - công nghệ cấp Chính phủ, cấp bộ đã được kí kết và thực hiện.
* Trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường,… Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu.
→ Ý nghĩa: nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kì mới.
2. Một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới
Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay không chỉ đưa lại nhiều thành tựu quan trọng mà còn để lại những bài học kinh nghiệm quý báu
1. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong quá trình đổi mới là bảo đảm độc lập dân tộc và kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Luôn tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát và coi trọng tổng kết thực tiễn.
- Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Bảo đảm lợi ích của nhân dân là phương thức hiệu quả nhất để khơi dậy tiềm năng trong nhân dân.
- Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân gắn liền thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
4. Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
- Phát huy nội lực, coi nội lực là nhân tố quyết định, đồng thời kết hợp với khai thác ngoại lực.
- Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây