Bài học cùng chủ đề
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 1)
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 2)
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 3)
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á (phần 3) SVIP
III. Kinh tế
2. Các ngành kinh tế
b. Công nghiệp
- Có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế, nguồn tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ phong phú, lao động dồi dào,...
- Sự phát triển ngành góp phần:
+ Thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế.
+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước.
+ Giải quyết việc làm cho người lao động.
- Trong cơ cấu kinh tế của khu vực, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao. Tuy nhiên, nền công nghiệp của nhiều quốc gia vẫn còn phụ thuộc bên ngoài về vốn, quy trình công nghệ,...
- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu trong khu vực là Băng Cốc (Thái Lan), Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).
- Ngành công nghiệp đang chuyển dần theo xu hướng:
+ Từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao.
+ Phát triển ngành công nghiệp gắn với khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Một số ngành công nghiệp nổi bật:
Ngành công nghiệp | Đặc điểm |
Công nghiệp khai thác |
- Các ngành nổi bật: khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng kim loại,... - Sản lượng than hàng đầu khu vực: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. - Chiếm hơn một nửa sản lượng thiếc khai thác thế giới: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. - Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn: Đông Nam Á. - Sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên hàng đầu khu vực: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Việt Nam,... |
Công nghiệp điện tử - tin học |
- Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển nhanh nhờ có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, chính sách ưu đãi của chính phủ,... - Một số sản phẩm phổ biến: máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,... - Hiện nay, các nước trong khu vực đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực này. - Thường phân bố ở các thành phố lớn. - Các nước dẫn đầu: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a,... |
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng |
- Có cơ cấu đa dạng như dệt - may, da giày, văn phòng phẩm,... - Ngành dệt - may: + Giữ vai trò chủ đạo, đang áp dụng công nghệ cao, công nghệ tự động trong quá trình sản xuất, nhất là ở các cơ sở sản xuất lớn. + Các quốc gia phát triển: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia,... |
Công nghiệp thực phẩm |
- Là ngành chủ đạo của nhiều nước Đông Nam Á. - Hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. - Một số sản phẩm nông sản chế biến chủ lực: gạo, cà phê, cao su, rau củ quả, hải sản đông lạnh, hải sản đóng hộp,... - Phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, nhất là ở các thành phố lớn hoặc gần các vùng nguyên liệu. |
c. Dịch vụ
- Ý nghĩa:
+ Góp phần thúc đẩy phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
+ Hội nhập kinh tế thế giới.
- Tình hình phát triển:
+ Có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống hoá cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật từng bước được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.
+ Giai đoạn 2010 - 2020, khu vực dịch vụ đã tăng tỉ trọng từ 47,2% lên 49,7%.
+ Trong tương lai, ngành sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ.
+ Một số thành phố đang dần khẳng định vai trò là trung tâm dịch vụ hàng đầu của khu vực và thế giới như Xin-ga-po, Cu-a-la Lăm-pơ, Băng Cốc,...
- Một số ngành dịch vụ:
Ngành giao thông vận tải |
- Với đặc điểm địa hình đa dạng => Phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,... - Trong đó, giao thông đường biển và đường hàng không đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới. - Một số tuyến đường giao thông quan trọng là tuyến đường biển từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tuyến đường ô tô xuyên Á kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mi-an-ma,... - Một số đầu mối giao thông vận tải quan trọng là Xin-ga-po, Cu-a-la Lăm-pơ, Băng Cốc,... - Hiện nay, các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi như công nghệ xây dựng cầu đường, công nghệ thông minh trong điều phối và giám sát giao thông, phát triển phương tiện không người lái,... |
Ngành thương mại |
Nội thương: - Hoạt động nhộn nhịp ở khu vực có dân số đông và kinh tế phát triển. - Các mạng lưới chợ truyền thống và hệ thống siêu thị tại các thành phố lớn được mở rộng. - Hoạt động phát triển ở các thành phố lớn có xu hướng tăng do quy mô dân số ngày càng tăng và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. |
Ngoại thương: - Tổng giá trị xuất, nhập khẩu không ngừng tăng, từ 1.468,1 tỉ USD (năm 2005) lên 3.202,9 tỉ USD (năm 2020). - Có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. - Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu thô, linh kiện và thiết bị điện tử, các sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm,... - Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là những sản phẩm đã qua chế biến, chế tạo. - Các quốc gia có tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn là Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a,... - Cùng với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ, ngành thương mại điện tử cũng đang dần phát triển mạnh thông qua các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. |
|
Ngành du lịch |
- Điều kiện quan trọng làm cho khu vực trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế: + Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, với nhiều di sản thế giới. + Hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật phục vụ ngày càng hoàn thiện. - Hiện trạng: + Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po,… + Ngành đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,… |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây