Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam SVIP
1. Quốc hội.
a. Chức năng của Quốc hội.
- Chức năng lập hiến, lập pháp.
+ Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp.
+ Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới.
+ Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
+ Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
+ Những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân.
+ Những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.
+ Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
+ Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.
Ví dụ: Quốc hội sửa đổi Hiến pháp 2013.
b. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm:
+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+ Hội đồng dân tộc.
+ Các Uỷ ban của Quốc hội.
+ Đoàn Đại biểu Quốc hội.
+ Các cơ quan giúp việc của Quốc hội.
- Mỗi cơ quan có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ theo luật định.
- Hình thức hoạt động của Quốc hội.
+ Quốc hội tổ chức các kì họp công khai, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
+ Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định họp kín.
+ Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.
+ Trường hợp Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
2. Chủ tịch nước.
a. Chức năng của Chủ tịch nước.
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá.
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh nhà nước.
b. Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước.
- Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động cá nhân trực tiếp hoặc thông qua việc ban hành lệnh, quyết định.
- Đồng thời Chủ tịch nước cũng có thể ủy nhiệm cho phó Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.
3. Chính phủ.
a. Chức năng của chính phủ.
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng hành pháp thông qua:
+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội.
+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn hoá do Quốc hội ban hành.
+ Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở các quy định của pháp luật.
b. Cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của Chính phủ.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao.
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
- Hình thức hoạt động:
+ Thông qua các phiên họp của Chính phủ.
+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.
+ Thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây