Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Vấn đề phát triển nông nghiệp (phần 2) SVIP
II. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
- Cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2021
(Đơn vị: %)
Năm | Các ngành | ||
Trồng trọt | Chăn nuôi | Dịch vụ nông nghiệp | |
2010 | 73,4 | 25,1 | 1,5 |
2015 | 66,9 | 30,7 | 2,4 |
2021 | 60,8 | 34,7 | 4,5 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2011, 2016, 2022)
- Nông nghiệp nước ta đang phát triển mạnh theo hướng:
+ Sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
+ Hướng tới nông nghiệp thông minh.
+ Nông nghiệp bền vững, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, dựa trên việc tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ và thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp vào các hoạt động nông nghiệp.
- Phân bố sản xuất nông nghiệp thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái, dưới tác động của khoa học - công nghệ và thu hút đầu tư.
III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
1. Trồng trọt
a. Vai trò, xu hướng phát triển
- Trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
- Hiện nay, ngành trồng trọt đang ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất như cơ giới hóa, tự động hóa, các mô hình canh tác mới,... nên hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ngày càng được nâng cao. Nhiều sản phẩm ngành trồng trọt là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
- Cơ cấu cây trồng đang có sự chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế và hiệu quả không cao sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
b. Hiện trạng
Cơ cấu cây trồng nước ta đa dạng, bao gồm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, đậu và các cây trồng khác.
Loại cây | Tình hình sản xuất | Phân bố |
Cây lương thực |
- Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2021 chiếm 56,4% tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng. - Sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực và tạo nguồn hàng lớn cho xuất khẩu. - Trong cơ cấu cây lương thực, cây lúa chiếm vị trí chủ đạo (chiếm 88,9% diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt). Diện tích gieo trồng lúa tuy có xu hướng giảm những năm gần đây, song nhờ việc áp dụng khoa học - công nghệ mới nên năng suất lúa không ngừng tăng lên. - Ngoài lúa, các cây lương thực khác như: ngô, sắn, khoai lang,... cũng được phát triển ở nhiều địa bàn trên cả nước, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và nguồn thức ăn cho chăn nuôi. |
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm 53,8% diện tích gieo trồng và 55,5% sản lượng lúa cả nước (năm 2021). - Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai của nước ta. |
Cây công nghiệp |
- Đang được phát triển theo chiều sâu, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. - Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta năm 2021 là hơn 2,6 triệu ha. - Cơ cấu cây công nghiệp: + Cây công nghiệp lâu năm có diện tích khoảng 2,2 triệu ha (năm 2021). Một số cây công nghiệp lâu năm có giá trị ngày càng được mở rộng. + Cây công nghiệp hàng năm của nước ta phát triển không ổn định, diện tích có xu hướng giảm. Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là mía, đậu tương, lạc, bông, đay, cói, dầu tằm,... |
- Đối với cây công nghiệp lâu năm, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn như: + Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. + Chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. + Những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê, hồ tiêu và điều lớn nhất thế giới. - Đối với cây công nghiệp hàng năm, trên cả nước đã hình thành một số vùng trồng tập trung như: + Mía ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. + Lạc ở khu vực đồng bằng của Bắc Trung Bộ. + Đậu tương ở Trung du và miền núi Bắc Bộ,... |
Cây ăn quả |
- Cây ăn quả có diện tích tăng nhanh, đạt 1.171,5 nghìn ha năm 2021. - Các loại cây ăn quả được trồng tập trung là cam, chuối, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm, dứa, sầu riêng,... - Các mô hình trồng cây ăn quả hữu cơ, VietGAP, công nghệ cao được áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. |
- Nhiều loại được phát triển thành các vùng đặc sản có chỉ dẫn địa lý (nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang, bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh, sầu riêng Cai Lậy - Tiền Giang,...). - Cây ăn quả được trồng tập trung ở ba vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. |
Cây rau, đậu và các cây trồng khác |
- Diện tích trồng rau, đậu ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần để xuất khẩu. - Xu hướng phát triển các vành đai cây rau, đậu ven các thành phố lớn đang được đẩy mạnh, áp dụng các kĩ thuật canh tác theo hướng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm an toàn, có chất lượng.
|
- Cây rau, đậu được trồng rộng khắp, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. - Các cây trồng khác như cây dược liệu cũng được chú ý phát triển, tạo nên các sản phẩm đặc thù ở một số địa phương như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Kon Tum,... |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây