Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên Trái Đất SVIP
I. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
- Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ chủ yếu cho Trái Đất. Mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên. Độ nóng hay lạnh đó là nhiệt độ của không khí. Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ không khí.
- Nhiệt độ không khí trung bình ngày được tính bằng trung bình cộng của các lần đo trong ngày. Số lần đo nhiệt phổ biến trong ngày là bốn lần, đo vào lúc 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Hình 1: Nhiệt kế
II. SỰ THAY ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT THEO VĨ ĐỘ
Bảng 1: Vĩ độ và nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới
- Tia sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt cong của Trái Đất. Ở vùng vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt. Ở vùng vĩ độ thấp, góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt hơn. Do đó, không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn vùng có vĩ độ cao.
III. ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ, MÂY, MƯA
* Độ ẩm không khí
- Hơi nước chiếm tỉ lệ nhỏ trong thành phần không khí nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương,...
- Không khí chứa được một lượng hơi nước tối đa khác nhau. Khi đã chứa lượng hơi nước tối đa thì không khí đã đạt đến trạng thái bão hòa hơi nước. Ẩm kế là dụng cụ để đo độ ẩm không khí.
* Mây, mưa
- Không khí đã bão hòa nhưng vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc khi nhiệt độ không khí giảm, hơi nước ngưng tụ sinh ra hiện tượng sương mù, mưa, mây,...
- Mây được tạo thành khi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước li ti tạo thành những đám mây. Nếu hơi nước trong đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại tạo thành mưa.
Hình 2: Săn mây tại bản Cát Cát - đỉnh Pha-xi-păng
IV. THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU
- Các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió, nhiệt độ,... xảy ra trong một thời gian ngắn ở địa phương, gọi là thời tiết. Thời tiết luôn thay đổi.
- Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình năm cao. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô. Khí hậu ở một địa phương là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết theo một quy luật nhất định. Khí hậu có tính quy luật.
V. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
- Các đới khí hậu: Đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh.
- Đặc điểm các đới khí hậu
Đới khí hậu |
Phạm vi |
Đặc điểm |
Loại gió |
Đới nóng |
Nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. |
- Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C. - Lượng mưa trung bình 1000-2000mm. |
Mậu dịch. |
Đới ôn hoà |
Nằm giữa các đường chí tuyến đến vòng cực. |
- Nhiệt độ trung bình, các mùa trong năm rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). - Lượng mưa trung bình 500-1500mm. |
Tây ôn đới. |
Đới lạnh |
Từ hai vùng cực đến cực. |
- Quanh năm lạnh giá, băng tuyết bao phủ. Chênh lệch ngày đêm lên tới 24 giờ. - Lượng mưa trung bình thấp (dưới 500mm). |
Đông cực. |
Hình 3: Các đới khí hậu trên Trái Đất
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây