Bài học cùng chủ đề
- Bài 13: Việt Nam và Biển Đông (phần I)
- Bài 13: Việt Nam và Biển Đông (phần II)
- Tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam
- Lịch sử bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa
- Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13: Việt Nam và Biển Đông (phần II) SVIP
2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
b) Cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Giai đoạn | Các cuộc đấu tranh tiêu biểu |
Trước năm 1884 |
- Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,... - Dưới triều Nguyễn, các đội thuỷ quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được tổ chức. |
Từ năm 1884 - năm 1954 |
- Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. - Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép. |
Từ năm 1954 - năm 1975 |
- Tháng 1 – 1974, quân đội Việt Nam Cộng hòa (quân đội Sài Gòn) thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc. - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm. |
Từ năm 1975 - nay |
- Tháng 3 – 1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc. - Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông. |
3. Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông
- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.
* Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền:
- Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (5 – 1977).
- Các Sách trắng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo luật pháp quốc tế (9 – 1979, 12 – 1981, 4 – 1988).
- Luật biên giới quốc gia (6 – 2003).
- Luật hàng hải Việt Nam (6 - 2005, 11 – 2015).
* Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).
- Theo Công ước Luật Biển UNCLOS, Việt Nam là quốc gia ven biển có các vùng biển và thềm lục địa để thăm dò và khai thác với diện tích khoảng 1 triệu ki-lô-mét vuông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.
* Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012.
- Luật Biển Việt Nam quy định Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
* Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
- Đồng thời, để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây