Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14. Bắc Trung Bộ (phần 1) SVIP
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: hơn 51 nghìn km2 (15,5% diện tích cả nước).
- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Tiếp giáp: Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Lào.
- Vùng biển rộng lớn, có một số đảo có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng an ninh.
⇒ Cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng trên cả nước, với nước láng giềng và thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Có sự phân hóa theo chiều tây - đông, ảnh hưởng tới sự hình thành cơ cấu kinh tế.
* Địa hình, đất:
- Phân hóa từ tây sang đông: đồi núi chủ yếu ở phía tây, có đất feralit đỏ vàng, đồng bằng chuyển tiếp, chủ yếu có đất phù sa và các cồn cát; biển, thềm lục địa ở phía đông.
⇒ Hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phát triển hoạt động du lịch.
* Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa giữa khu vực phía đông với khu vực phía tây và phân hóa theo độ cao địa hình.
⇒ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng và tác động đến một số ngành kinh tế khác.
* Nguồn nước:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông thường ngắn, dốc. ⇒ Phát triển thủy điện, thủy lợi.
- Các sông lớn (sông Mã, sông Cả,...), nhiều hồ đầm. ⇒ Phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.
- Nguồn nước khoáng (Sơn Kim, Suối Bang, Thanh Tân,...). ⇒ Phát triển công nghiệp sản xuất đồ uống và du lịch.
* Sinh vật:
- Hệ sinh thái rừng đa dạng; rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới.
- Gỗ quý: lim, táu,...
- Rừng phòng hộ đầu nguồn các sông và ven biển có vai trò phòng, chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai.
- Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
⇒ Phát triển du lịch sinh thái.
* Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú, một số loại có trữ lượng lớn (sắt, đá vôi, crôm, thiếc, ti-tan,...).
⇒ Phát triển nhiều ngành công nghiệp.
* Biển đảo: Vùng biển rộng với bờ biển kéo dài cùng hệ thống các đảo, đầm phá, vũng vịnh, bãi tắm đẹp.
⇒ Xây dựng cảng biển, phát triển du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp và dịch vụ biển.
3. Phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
a. Phòng, chống thiên tai
- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng,... Do đó, phòng chống thiên tai cần đặt lên hàng đầu.
- Các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai:
+ Phòng ngừa: Cảnh báo, diễn tập, trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, ven biển, di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ.
+ Ứng phó: sơ tán kịp thời người và tài sản, gia cố nhà cửa, gia cố đê sông, đê biển,...
+ Khắc phục hậu quả thiên tai: ổn định đời sống người dân; tăng cường công tác cứu trợ, cứu nạn; vệ sinh môi trường; tổ chức lại sản xuất và thay đổi cơ cấu cây trồng.
b. Ứng phó với biến đổi khí hậu
- Để giảm nhẹ cần thực hiện các biện pháp: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch; phát triển năng lượng tái tạo; áp dụng các công nghệ sản xuất xanh.
- Để thích ứng với biến đổi khí hậu, cần thực hiện một số biện pháp: Xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo; củng cố đê chắn sóng và đê biển; trồng rừng và bảo vệ rừng; trồng giống lúa ngắn ngày và giống lúa chịu hạn; tuyên truyền và nâng cao năng lực thích ứng cho người dân,...
4. Phân bố dân cư
- Dân số khoảng 11,2 triệu người, mật độ dân số khoảng 218 người/km2.
- Phân bố khác nhau giữa các khu vực đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông, giữa nông thôn và thành thị. Đông đúc ở vùng ven biển phía đông, thưa thớt ở vùng đồi núi phía tây.
- Dân cư sinh sống chủ yếu ở nông thôn (74% dân số).
- Nhiều dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Thái, Mường, Tày,...), có sự đan xen và phân hóa:
+ Người Kinh phân bố rộng khắp nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển.
+ Các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây.
- Sự phân bố dân cư có sự thay đổi, mật độ dân số khu vực phía tây tăng, dân cư tập trung vào một số trung tâm công nghiệp và đô thị.
- Văn hóa đa dạng, trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây