Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) SVIP
1. Sự thành lập nhà Lý
- Năm 1009, vào cuối triều Tiền Lê, vua Lê Long Đĩnh mất. Trong triều đình có sự xuất hiện của Lý Công Uẩn, với tài năng và khí thế xuất chúng, các nhà sư và đại thần đã suy tôn lên làm vua. Từ đây, Nhà Lý thành lập.
- Năm 1010, Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên, quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long => Sự kiện dời đô mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.
- Nguyên nhân Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La:
- Vị trí của kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại.
- Đại La có vị trí địa lí phù hợp hơn, nằm ngay trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi giao thoa kinh tế - văn hóa của ba miền, là nơi hội tụ tinh hoa của đất trời.
- Đại La có sự ổn định về chính trị, tạo ra cơ sở để nhà nước dễ dàng nắm bắt tình hình và quản lý đất nước, là cầu nối tốt để đưa đất nước đi lên.
- Ý nghĩa của sự kiện Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La (Thăng Long):
- Ý nghĩa lịch sử
+ Người Việt từ sau không cần phải sống trong thế phòng thủ nữa, mà đã đủ lớn mạnh để đóng đô ở đồng bằng, mở ra cơ hội mới để phát triển đất nước.
+ Thực tế lịch sử đã cho thấy tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của vua Lý Thái Tổ, trong suốt hơn mười thế kỉ, Thăng Long (Hà Nội) vẫn được lựa chọn là kinh đô, đến ngày nay đã trở thành thủ đô Hà Nội của Việt Nam.
- Ý nghĩa kinh tế
+ Thành Thăng Long là nơi thắng địa, chỗ hội tụ trọng yếu của bốn phương. Địa thế thành Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế. Hơn nữa, với địa hình thuận lợi, nhà nước cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý đất nước. Vì vậy, nơi đây được xem là vùng đất phồn thịnh, rất thích hợp là nơi đóng đô.
- Ý nghĩa chính trị
+ Việc dời đô đã đánh dấu sự mở đầu cho một triều đại mới được thành lập, đưa đất nước bước vào thời kì phát triển phồn thịnh.
+ Việc dời đô là chiến lược quan trọng, khẳng định phần nào vị thế của nhà Lý không chỉ đối với đất nước, dân tộc mà còn đối với các triều đại ở phương Bắc.
2. Tình hình chính trị
- Tổ chức chính quyền:
+ Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại Việt. Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
+ Vua đứng đầu nhà nước, cha truyền con nối, cử người thân giữ các chức vụ quan trọng. Các quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp vua lo việc nước.
+ Địa phương: cả nước chia thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu; dưới lộ là huyện, hương. Đơn vị cấp cơ sở là xã.
- Luật pháp:
+ Năm 1042, ban hành bộ Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên Việt Nam)
+ Vua Lý còn cho đặt chuông trước điện Long Trì, người dân có điều gì oan ức sẽ đánh chuông tâu lên vua.
=> Luật pháp là biểu hiện của một xã hội văn minh, góp phần ổn định chính trị, xã hội. Bộ luật Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên do Lý Thái Tông ban hành, nên ngày nay Lý Thái Tông vẫn được xem là biểu tượng cho công lý của Việt Nam.
- Quân đội:
+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân (bảo vệ vua, kinh thành) và quân địa phương.
+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” – quân sĩ luân phiên vừa luyện tập, vừa cày ruộng, sẵn sàng chiến đấu khi được huy động.
Hình 15.1. Tranh minh họa chính sách “ngụ binh ư nông” (Nguồn: Internet)
- Về đối nội: Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, ban chức tước, gả công chúa cho các tù trưởng miền núi.
- Về đối ngoại: Triều đình chủ trương giữ mối quan hệ hòa hiếu nhà Tống, Cham-pa, nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.
3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
Hình 15.2. Đền thờ Thái úy Lý Thương Kiệt ở Yên Phong, Bắc Ninh (Nguồn: Internet)
a. Chủ động tiến công để phòng vệ (1075)
- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phía bắc. Vua Tống muốn gây chiến Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước.
- Biết được âm mưu, nhà Lý chuẩn bị đối phó và cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Lý Thường Kiệt nhận định “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
- Tháng 10 năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống. Sau khi hạ thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống, phá hủy kho lương thực của chúng, ông chủ động rút quân về nước.
b. Phòng vệ tích cực và chuyển sang phản công: Trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.
- Tháng 1 năm 1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn đánh ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Quân Tống nhiều lần dùng bè lớn tấn công nhưng không thành.
- Cuối 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông lúc nửa đêm, bất ngờ đánh vào các doanh trại quân Tống.
- Quân Tống “mười phần chết đến năm, sáu” hoang mang, tuyệt vọng.
- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa. Quân Tống rút về nước, từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt.
4. Tình hình kinh tế, xã hội
a. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: được chú trọng phát triển.
+ Hằng năm, nhà vua tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.
+ Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, nên nhiều năm mùa màng bội thu.
- Thủ công nghiệp: khá phát triển. Bao gồm hai bộ phận.
+ Thủ công nghiệp nhà nước: đúc tiền, chế tạo vũ khí,…
+ Thủ công nghiệp nhân dân: Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, gạch ngói, rèn sắt,… nhiều làng nghề ra đời: làng gốm Bát Tràng, làng dệt Nhược Công… Kinh thành Thăng Long bấy giờ đã có làng trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa Nghi Tàm, làng trồng cây thuốc nam, chế biến thảo dược Đại Yên.
- Thương nghiệp: Sự thịnh vượng kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
+ Tiền đồng được sử dụng rộng rãi, việc buôn bán và trao đổi trong và ngoài nước mở rộng.
+ Thăng Long có chợ Cửa Đông, Tây Nhai, Cửa Nam, nhiều chợ dọc biên giới Việt - Tống được thành lập.
+ Vân Đồn là cảng biển có vị trí thuận lợi, thuyền bè qua lại buôn bán tấp nập.
b. Tình hình xã hội
Thời Lý xã hội ngày càng phân hóa.
- Vua, quý tộc, quan lại là bộ phận chính trong giai cấp thống trị. Địa chủ ngày càng tăng có thế lực lớn.
- Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chủ yếu, các đinh nam được làng xã chia ruộng đất, phải nộp thuế, phục vụ nhà nước.
- Thợ thủ công, thương nhân khá đông. Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình, các gia đình quan lại.
5. Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục
a. Giáo dục
- Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục để đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại cho triều đình.
- Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long
- Năm 1075, triều đình tổ chức mở khoa thi đầu tiên.
- Năm 1076, thành lập Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc và quan lại.
=> Ý nghĩa: Hình thành nền giáo dục của Đại Việt, bắt đầu đề cao học vấn. Nho giáo bắt đầu có sức ảnh hưởng ở nước ta.
Hình 15.3. Khuê Văn Các - Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội (Nguồn: Internet)
b. Văn hóa
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, một số tác phẩm có giá trị đến ngày nay như: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam quốc sơn hà (Khuyết danh), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền Sư).
- Vua quan nhà Lý đều tôn sùng đạo Phật. Việc xây chùa, đúc chuông, tạc tượng Phật,… được coi là việc của triều đình. Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội. Đạo giáo thịnh hành, gắn với các tín ngưỡng dân gian.
- Công trình kiến trúc nổi tiếng như: Chùa Một Cột, Chuông Quy Điền, đặc biệt là Hoàng Thành Thăng Long.
- Nghệ thuật điêu khắc: đa dạng, độc đáo, tinh tế được thể hiện trên các tượng Phật, bệ đá hình hoa sen hay trên đồ gốm. Hình ảnh rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, mềm mại, uyển chuyển là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của thời nhà Lý.
Hình 15.4. Chùa Một Cột ở Hà Nội (Nguồn: Internet)
⚡Vận dụng
Theo em, cuộc kháng chiến chống Tống thời nhà Lý đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây