Bài học cùng chủ đề
- Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển viến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc (phần 1)
- Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển viến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc (phần 2)
- Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
- Luyện tập
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc SVIP
➤ Thành cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyên đô hộ. Đây cũng là nơi lưu lại dấu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của người Việt thời Bắc thuộc. Sự hiện diện của những dấu tích ấy gợi cho chúng ta liên tưởng và nhớ về một trung tâm văn hóa chính trị, trung tâm Phật giáo, gắn liền với một thời kỳ bi tráng của lịch sử dân tộc - thời Bắc thuộc. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.
I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
1. Tổ chức bộ máy cai trị
- Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược và biến Âu Lạc thành một bộ phận lãnh thổ của Nam Việt. Kể từ đó các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau cai trị nước ta trong hơn 1000 năm, Lịch sử gọi là thời Bắc thuộc.
+ Nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam), gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu, thủ phủ đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh).
+ Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43), chính quyền đô hộ phương Bắc đã cai trị đến cấp huyện (cử quan lại người Hán đến cai trị).
+ Nhà Tùy, Đường xây các thành lũy lớn, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ với 12 châu, 59 huyện.
2. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Nhà Hán: chiếm đoạt ruộng đất, bắt nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý, hương liệu, vàng bạc...Những sán phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền,
- Nhà Ngô, nhà Lương: siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
- Nhà Đường: bên cạnh bắt cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường thuế khóa và lao dịch nặng nề.
3. Chính sách đồng hóa
- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc luôn thực hiện chính sách đồng hóa với nhân dân ta.
+ Nhà Hán chủ trương đưa người Hán sang nước ta sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.
+ Mở trường, lớp dạy chữ Hán phục vụ cho quá trình đồng hóa. Tuy nhiên việc dạy chữ chỉ giới hạn cho một số người ở vùng trung tâm. Trong ngàn năm Bắc thuộc, số người được trọng dụng chỉ là con số rất nhỏ.
+ Áp dụng luật pháp của chính quyền phong kiến phương Bắc.
+ Tìm cách truyền bá văn hóa phong tục phương Bắc, xóa bỏ phong tục lâu đời của người Việt.
+ Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền vào Việt Nam.
II. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội
1. Những chuyển biến về kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Trồng lúa nước vẫn là ngành chính, một năm trồng hai vụ.
+ Việc dùng cày và sử dụng sức kéo của trâu, bò đã trở nên phổ biến.
+ Người dân biết đắp đê phòng lũ lụt và bảo vệ mùa màng. Người dân cũng chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác nhau như cây ăn quả, cây dâu, cây bông,...
- Thủ công nghiệp:
+ Nghề thủ công truyền thống phát triển với kĩ thuật cao hơn: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc...
+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, làm đường, mật mía, đúc ngói, làm thủy tinh...
+ Kĩ thuật đúc đồng thời Đông Sơn tiếp tục được kế thừa và phát triển.
→ Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi buốn bán trong các chợ làng, chợ phiên.
- Giao thông:
+ Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng.
- Ngoại thương:
+ Các thương nhân Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ đến trao đổi buôn bán.
+ Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.
2. Sự chuyển biến về xã hội
- Các thành phần xã hội thay đổi căn bản so với thời Văn Lang, Âu Lạc. Các tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là lạc trưởng người Việt có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn luôn bị chính quyền đô hộ chèn ép.
- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người bị phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.
- Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền cai trị phương Bắc. Mỗi khi có điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách đô hộ, thiết lập chính quyền tự chủ của riêng mình.
Mặc dù bị kìm hãm bởi chính sách cai trị và bóc lột của chính quyền phong kiến phương Bắc nhưng trong hơn 1000 năm Bắc thuộc kinh tế, xã hội và văn hóa của người Việt vẫn có sự chuyển biến đáng kể.
Chúc các em học tốt!!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây