Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 16. Một số ngành công nghiệp (phần 1) SVIP
I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN, DẦU, KHÍ
1. Công nghiệp khai thác than
a. Tình hình phát triển
- Nước ta có lịch sử khai thác than từ đầu thế kỉ XIX.
- Ngày nay, ngành than đã được đầu tư, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạn chế tác động đến môi trường.
b. Phân bố
- Than được khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn được khai thác ở các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,...
- Than khai thác chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.
2. Công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên
a. Tình hình phát triển
- Ngành công nghiệp dầu khí có lịch sử phát triển muộn hơn công nghiệp khai thác than.
- Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên khai thác trong những năm gần đây có biến động.
- Nhiều công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác dầu khí đã được áp dụng như: công nghệ khai thác dầu trong đá móng, công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu, công nghệ nén khí thiên nhiên,... => Góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm, giảm thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Trong tương lai, ngành công nghiệp dầu khí của nước ta sẽ phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu để đảm bảo nguồn năng lượng quốc gia.
b. Phân bố
- Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thềm lục địa phía nam với các mỏ Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc,...
- Khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu,...
- Những năm gần đây, nước ta có triển khai đầu tư khai thác khí ở nước ngoài. Năm 2021, sản lượng khai thác dầu thô ở nước ngoài đạt 1,9 triệu tấn.
II. Công nghiệp sản xuất điện
1. Tình hình phát triển chung
- Ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta được hình thành và bắt đầu phát triển từ lâu, hiện nay có sự tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu điện năng cho đất nước.
- Sản lượng điện nước ta tăng mạnh, đến năm 2021 đạt 244,9 tỉ kWh.
- Cơ cấu nguồn điện ở nước ta gồm:
+ Thủy điện.
+ Nhiệt điện (than, khí, dầu).
+ Điện mặt trời, điện gió và nguồn khác.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, thông minh được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, vận hành, quản lí hệ thống lưới điện,...
2. Cơ cấu ngành
a. Thuỷ điện
- Các nhà máy thủy điện nước ta phân bố gắn liền với những vùng có tiềm năng thủy điện lớn như:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hòa Bình (công suất 1920 MW), Sơn La (2400 MW), Lai Châu (1200 MW).
+ Tây Nguyên: Ialy (720 MW), Sê San 3 (260 MW), Sê San 4 (360 MW), Đồng Nai 4 (340 MW).
+ Đông Nam Bộ: Đại Ninh (300 MW) ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Trị An (400 MW), Cần Đơn (77,6 MW),...
b. Nhiệt điện
Nhiệt điện nước ta gồm có nhiệt điện than và nhiệt điện khí.
- Một số nhà máy nhiệt điện than có công suất lớn hiện nay là Phả Lại 2 (600 MW), Quảng Ninh 1 (600 MW), Mông Dương 1 (1080 MW), Hải Phòng 1 (600 MW), Duyên Hải 1 (1245 MW), Vũng Áng 1 (1200 MW), Vĩnh Tân 2 (1 244 MW),...
- Các nhà máy nhiệt điện khí lớn chủ yếu ở phía Nam điển hình như: Phú Mỹ 1 có công suất lớn nhất (1140 MW), Cà Mau 1 (771 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), Ô Môn 1 (660 MW),...
c. Điện mặt trời, điện gió và nguồn khác
- Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Các địa phương có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay là Ninh Thuận, Đắk Lắk,...
+ Các địa phương phát triển điện gió mạnh là Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau,... Gần đây, nước ta đã xây dựng và vận hành một số nhà máy điện rác thải đô thị ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...
- Để thực hiện mục tiêu giảm phát thải CO2, bên cạnh việc cải tiến kĩ thuật, nâng cấp công nghệ, tăng khả năng vận hành, ngành điện nước ta đang từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu sang các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây