Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (Phần 3) SVIP
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương
a) Phong trào Cần vương bùng nổ
* Hoàn cảnh
- Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược nước ta với Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Tuy nhiên, một bộ phận quan lại trong triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và quan lại các tỉnh thành, vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
- Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành (5 - 7 - 1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở (Quảng Trị).
- Lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ban bố Dụ Cần vương, kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước.
- Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
b) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Nội dung | Khởi nghĩa Bãi Sậy | Khởi nghĩa Hương Khê | Khởi nghĩa Ba Đình |
Thời gian | 1883 - 1892 | 1885 - 1896 | 1886 - 1887 |
Địa bàn | Bãi Sậy - là vùng đầm lầy với lau sậy um tùm. |
- Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh). - Vùng hoạt động: miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. |
Căn cứ chính: huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa). |
Người chỉ huy | Nguyễn Thiện Thuật. | Phan Đình Phùng. | Phạm Bành và Đinh Công Tráng. |
Hoạt động và diễn biến chính |
- Xây dựng căn cứ, triệt để áp dụng chiến thuật du kích để đánh địch. - Về sau, thực dân Pháp mở nhiều trận càn quét, lực lượng nghĩa quân dần suy yếu, bị bao vây, cô lập. |
- Giai đoạn 1 (1885 - 1888): xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo khuôn mẫu của Pháp. - Giai đoạn 2 (1888 - 1896): chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đẩy lui được nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. - Thực dân Pháp phải tập trung binh lực nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân và mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi (căn cứ chính). - Sau khi Phan Đình Phùng mất (12 - 1895), khởi nghĩa dần suy yếu. |
- Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê được xây dựng thành pháo đài chống giặc. - Tháng 1 - 1887, Pháp mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ. Nghĩa quân bị tổn thất nặng, phải mở đường rút lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hóa) chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã. |
Kết quả |
Đến năm 1892 thất bại. |
Thất bại. | Thất bại. |
2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913)
- Người chỉ huy: Đề Thám (Hoàng Hoa Thám).
- Địa điểm: Yên Thế (Bắc Giang).
- Mục tiêu: chủ yếu là giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.
- Diễn biến chính
+ Nghĩa quân đánh bại nhiều trận càn quét của quân Pháp vào căn cứ của cuộc khởi nghĩa và làm chủ hết vùng Yên Thế, mở rộng địa bàn sang cả Phủ Lạng Thương cùng tỉnh Bắc Giang,...
+ Sau các lần giảng hòa (lần thứ nhất: tháng 10 - 1894 đến tháng 11 - 1895; lần thứ hai: tháng 12 - 1897 đến cuối năm 1908), thực dân Pháp mở cuộc vây ráp quy mô (đầu năm 1909) quyết dập tắt cuộc khởi nghĩa => Nghĩa quân bị thiệt hại nặng nề.
+ Tháng 2 - 1913, thủ lĩnh Đề Thám bị tay sai Pháp giết hại. Khởi nghĩa dần suy yếu.
- Kết quả: thất bại.
- Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân chống xâm lược lớn nhất ở Việt Nam thời kì cận đại.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây