Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa thời Bắc thuộc SVIP
➤ Suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, các chính quyền phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách đồng hoá nhằm thủ tiêu quốc gia, dân tộc Việt. Người Việt đã làm gì đề chống đồng hoá, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá hình thành từ thời dựng nước? Để tìm hiểu về vấn đề này kĩ hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay nhé!
I. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc
- Chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách đồng hóa dân tộc ta bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm ép buộc người Việt theo lễ nghi, phong tục Hán. Tuy nhiên người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.
+ Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.
+ Vẫn tiếp tục duy trì tín ngưỡng truyền thống: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên...
+ Những phong tục tập quán vẫn được bảo tồn: nhuộm răng, ăn trầu, săm mình, làm bánh chưng bánh giầy...
II. Phát triển văn hóa dân tộc
- Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt bên cạnh việc bảo tồn văn hóa truyền thống đã tiếp thu một cách có chọn lọc văn hóa bên ngoài để phát triển nền văn hóa dân tộc.
+ Phật giáo, Đạo giáo du nhập vào nước ta và hòa quyện cùng với tín ngưỡng dân gian.
+ Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán bằng cách dùng tiếng Việt, âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán - Việt ngày càng phong phú, đặc sắc.
+ Tiếp thu một số kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc: làm giấy, dệt lụa, bón phân bắc trong trồng trọt...Một số sản phẩm thời kì này thể hiện khá rõ dấu ấn của sự giao lưu văn hóa với Trung Quốc.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây