Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới SVIP
1. Quy luật địa đới
a. Khái niệm
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).
- Nguyên nhân
+ Dạng khối cầu của Trái Đất làm cho tia sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) giảm dần từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng giảm dần theo vĩ độ.
+ Lượng bức xạ mặt trời là nguyên nhân, là động lực của các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất. Vì thế lượng bức xạ mặt trời gây ra tính địa đới của các thành phần tự nhiên.
b. Một số biểu hiện của quy luật
Biểu hiện | Tác động |
Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất |
+ Biểu hiện rõ rệt của quy luật phân bố nhiệt theo địa đới là sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. + Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất là: vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh. |
Sự phân bố các đai khí áp và các gió trên Trái Đất |
+ Các vành đai khí áp: các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. + Các loại gió: hình thành các đới gió chính trên Trái Đất (Mậu dịch, Tây ôn đới, Đông cực). |
Các đới khí hậu trên Trái Đất |
+ Tất cả các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, khí áp, gió, mưa đều thể hiện rõ rệt sự phân bố theo quy luật địa đới (theo vĩ độ). + Hình thành nên bảy đới khí hậu từ Xích đạo về hai cực. |
- Ngoài ra, còn biểu hiện bởi sự hình thành các đới đất và thực vật trên Trái Đất. |
Hình 1: Các đai áp và gió trên Trái Đất
c. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật
- Tính địa đới của thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất và đời sống.
+ Ví dụ: Miền nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm nên máy móc, thiết bị hay bị hen rỉ,....
- Cần thiết phải nghiên cứu các biện pháp để thích ứng với điều kiện tự nhiên ở các đới thiên nhiên.
2. Quy luật phi địa đới
a, Khái niệm
- Khái niệm: Là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới).
- Nguyên nhân
+ Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra thành lục địa, đại dương.
+ Độ cao địa hình dẫn đến sự phân bố nhiệt không đồng đều.
b. Biểu hiện của quy luật
Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật này là sự phân hoá địa ô và sự hình thành các vành đai theo độ cao.
Đặc điểm |
Địa ô |
Đai cao |
Khái niệm |
- Là sự phân hoá theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tuỳ theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa. |
- Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao của địa hình. |
Nguyên nhân |
- Ảnh hưởng của biển không đồng nhất, càng vào sâu trong đất liền độ ẩm càng giảm kéo theo sự thay đổi các thành phần khác. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của địa hình, các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. |
- Sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi lượng mưa và độ ẩm kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác. |
Biểu hiện |
- Sự thay đổi của các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. |
- Sự phân bố của các vành đai đất, thực vật theo độ cao. |
Hình 2: Minh họa quy luật đai cao
c) Ý nghĩa thực tiễn của quy luật
- Các nhân tố phi địa đới không chỉ tác động tới sự phân bố nhiệt ẩm trên Trái Đất mà còn quyết định tới thành phần khoáng chất của đất nước, các chất hữu cơ,...
- Tính phi địa đới còn làm cho các các đới thiên nhiên đa dạng, phong phú tạo ra nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây