Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19. Kinh tế Hoa Kỳ (phần 2) SVIP
II. Các ngành kinh tế
2. Công nghiệp
Là cường quốc công nghiệp của thế giới:
- Ngành công nghiệp chiếm 18,4% GDP của Hoa Kỳ (năm 2020). Tuy chỉ có hơn 10% lực lượng lao động làm việc trong ngành này nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới.
- Đây là ngành quan trọng đối với việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Giá trị đóng góp vào GDP của ngành công nghiệp không ngừng tăng, từ hơn 3 300 tỉ USD (năm 2015) tăng lên hơn 3 800 tỉ USD (năm 2020).
- Hoa Kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp như:
+ Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có giá trị cao.
+ Nguồn vốn đầu tư lớn.
+ Lực lượng lao động đông, chuyên môn cao.
+ Trình độ khoa học, công nghệ hiện đại, mang hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao như điện tử - tin học, hàng không - vũ trụ, hoá dầu,
=> Tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại ngày càng tăng và tạo động lực chính trong phát triển công nghiệp.
- Một số ngành công nghiệp nổi bật:
Ngành công nghiệp | Tình hình phát triển | Phân bố |
Hàng không vũ trụ, quốc phòng |
- Là ngành đứng đầu thế giới. - Thu hút gần 2 triệu lao động. - Đóng góp hơn 870 tỉ USD vào GDP, tổng giá trị hàng xuất khẩu đạt hơn 90 tỉ USD (năm 2020). - Các sản phẩm nổi bật: máy bay, linh kiện, các loại vũ khí hiện đại,... |
Phát triển mạnh ở: - Các bang ven Thái Bình Dương như Oa-sinh-tơn, Ca-li-phoóc-ni-a. - Các bang ở phía Nam như Tếch-dát, Phlo-ri-đa. - Một số bang ở phía Đông Bắc. |
Điện tử - tin học |
- Là ngành tạo ra doanh thu lớn và thu hút lực lượng lao động với hơn 12 triệu việc làm (năm 2020). - Các sản phẩm phần mềm, linh kiện điện tử và dịch vụ công nghệ cung cấp cho hầu hết cho thị trường các quốc gia trên thế giới. |
Chủ yếu ở các bang như: - Bang Ô-ri-gơn, Ca-li-phoóc-ni-a, Tếch-dát ở phía Nam. - Bang Ma-sa-chu-xét ở phía Đông Bắc. |
Hoá chất |
- Là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ. - Các sản phẩm của ngành chiếm hơn 15% thị trường toàn cầu. |
- Các bang vùng Đông Bắc như Ô-hai-ô, I-li-noi,.. - Một số bang ở phía Nam và ven Thái Bình Dương như Lu-si-a-na, Tếch-dát, Ca-li-phoóc-ni-a,.. |
Sản xuất ô tô, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng,... | Phát triển mạnh. | Rộng khắp các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ. |
- Công nghiệp của Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ.
+ Vùng Đông Bắc là nơi phát triển công nghiệp sớm nhất của Hoa Kỳ, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời như Phi-la-đen-phi-a, Niu Oóc, Si-ca-gô,...
+ Hoạt động công nghiệp Hoa Kỳ mở rộng xuống các bang ven vịnh Mê-hi-cô, ven Thái Bình Dương và tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn.
+ Các trung tâm công nghiệp nổi bật ở vùng này là Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét, Hiu-xtơn,...
3. Dịch vụ
- Là ngành kinh tế có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ với quy mô và mức độ hiện đại đứng đầu thế giới.
- Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 80,1% GDP và thu hút khoảng 80% lực lượng lao động. Hoạt động dịch vụ của Hoa Kỳ rất đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực, khổng chỉ ở trong nước mà còn mở rộng trên toàn thế giới.
- Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng, tạo ra doanh thu lớn cho nền kinh tế, nổi bật với các ngành như ngoại thương, tài chính - ngân hàng, du lịch, giao thông vận tải,...
- Tình hình phát triển:
Ngành | Thực trạng | |
Ngoại thương |
- Kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn, đạt 3 580 tỉ USD (năm 2020). - Xuất khẩu: + Các sản phẩm xuất khẩu chính là các sản phẩm của ngành lọc hoá dầu, sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, nông sản có giá trị cao như đậu tương, ngô, thịt lợn, thịt bò,... + Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Trung Quốc, Nhật Bản,... - Nhập khẩu: + Là quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới, đạt 2 240 tỉ USD (năm 2020). + Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là ô tô, máy tính, dầu thô,... - Hàng hoá đa dạng. |
|
Giao thông vận tải | Đường ô tô |
- Mạng lưới đường rộng khắp, chất lượng tốt. - Đặc biệt là hệ thông đường cao tốc thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và di chuyển giữa các bang. |
Đường hàng không |
- Số lượng sân bay lớn. - Phân bô rộng khắp các bang, tiêu biểu là sân bay Si-ca-gô, Giôn F. Ken-nơ-đi, Lốt An-giơ-lét,... |
|
Đường biển |
- Là ngành phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc xuất, nhập khẩu hàng hoá. - Các tuyến đường biển kết nối với hầu hết các khu vực, các quốc gia trên thế giới nhờ đội tàu lớn, hiện đại. - Các cảng lớn ven Thái Bình Dương như Long-bít, Lôt An-giơ-lét, cụm cảng Niu-Oóc và Niu Giéc-xi, Xa-va-nát,... |
|
Đường sắt | Có tuyến đường sắt cao tốc nối các thành phố trong khu vực Đông Bắc là Bô-xtơn - Niu Oóc - Oa-sinh-tơn. | |
Đường sông | Được chú trọng khai thác nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc. | |
Đường ống | Phát triển mạnh, đáp ứng cho nhu cầu khai thác và tiêu thụ dầu mỏ và khí tự nhiên. | |
Các lĩnh vực khác | Ngân hàng, tài chính, du lịch,... |
- Là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo với các lĩnh vực hàng đầu thế giới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu,... - Du lịch cũng phát triển mạnh với số lượng khách quốc tế đến và doanh thu cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế quốc gia này. |
III. SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ KINH TẾ
Đất nước Hoa Kỳ được phân thành các khu vực kinh tế. Mỗi khu vực có đặc điểm nổi bật riêng biệt.
Khu vực kinh tế | Đặc điểm nổi bật |
Đông Bắc |
- Kinh tế phát triển sớm nhất và mạnh nhất ở Hoa Kỳ. - Công nghiệp dệt, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, đóng tàu,... phát triển. - Tập trung nhiều công ty tài chính, bảo hiểm, thương mại, các cảng biển lớn nhất đất nước. - Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Niu Oóc, Phi-la-đen-phi-a, Bô-xtơn,... |
Trung Tây |
- Kinh tế phát triển tương đối sớm. - Có các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa ở phía nam Ngũ Hồ; vành đai ngô, lúa mì,... ở Đồng bằng Trung tâm. - Công nghiệp chế biến phát triển. - Nhiều trung tâm dịch vụ lớn của cả nước. - Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Đi-troi, Si-ca-gô, Can-dát i-ti,... |
Phía Nam |
- Hoạt động kinh tế phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX với sự xuất hiện của Vành đai Mặt Trời. - Sản xuất các loại nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới. - Các ngành công nghiệp truyền thống là chế biến thực phẩm, sản xuất máy nông nghiệp khai thác và chế biến dầu khí,... Các ngành công nghiệp hiện đại là hàng không - vũ trụ, điện tử - tin học,... - Phát triển các lĩnh vực dịch vụ thông tin, phần mềm máy tính,... - Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Át-lan-ta, Hao-xtơn, Mai-a-mi,... |
Phía Tây |
- Phía tây nam là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ. Phía tây rất phát triển khai thác hải sản sản. Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt với quy mô lớn. - Từ giữa thế kỉ XX, công nghiệp phát triển nhanh ở các bang phía tây nam vên Thái Bình Dương. Đặc biệt, thung lũng Si-li-côn nổi tiếng với công nghệ thông tin. - Phát triển du lịch. - Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô, Xít-tơn. |
(Nguồn: Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ)
- Ngoài ra, các khu vực kinh tế còn có A-la-xca và Ha-oai.
+ A-la-xca có hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ và nuôi tuần lộc.
+ Ha-oai có du lịch là ngành kinh tế chính, ngoài ra còn phát triển trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây