Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (Phần I) SVIP
Bài 19: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
1. Sự ra đời của nhà Nguyễn
- Bối cảnh: vua Quang Trung qua đời (1792), nhà Tây Sơn suy yếu.
- Quá trình ra đời của nhà Nguyễn:
+ Năm 1801, Nguyễn Phúc Ánh đem quân đánh chiếm kinh đô Phú Xuân.
→ Nguyễn Quang Toản rời bỏ Phú Xuân chạy ra Bắc và bị bắt ở Bắc Giang.
→ Triều đại Tây Sơn kết thúc.
+ Năm 1802, nhà Nguyễn chính thức thành lập, chọn Phú Xuân (Thừa Thiên Huế) làm kinh đô.
Hình 1: Cố đô Huế - kinh đô nhà Nguyễn
2. Tình hình chính trị
* Tổ chức bộ máy nhà nước: nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên lãnh thổ Việt Nam từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
- Thời vua Gia Long:
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam.
+ Về cơ cấu hành chính:
-
Vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn.
-
Cả nước chia thành ba khu vực: Bắc thành (vùng đất mang đậm truyền thống “phù Lê”), Gia Định thành (vùng đất chúa Nguyễn khai phá ở phía Nam) và Trực doanh.
-
Bắc thành và Gia Định thành mỗi vùng là một Tổng trấn cai quản, quyền lực như một phó vương.
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
→ Bộ máy nhà nước quân chủ đạt đến mức độ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
* Về luật pháp: ban hành Hoàng Việt luật lệ (gọi là Luật Gia Long): gồm 398 điều và 7 chương, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.
* Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
- Thân binh (bảo vệ nhà vua).
- Cấm binh (phòng thủ hoàng thành).
- Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
* Về đối ngoại:
- Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh.
- Đối đầu với Xiêm, buộc Lào, Chân Lạp thần phục.
- Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
- Các nước phương Tây:
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở.
+ Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây