Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản và nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng SVIP
I. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP CƠ BẢN
1. Quản lí rừng
- Giao rừng: Nhà nước giao rừng cho các tổ chức, cá nhân phù hợp với Luật Lâm nghiệp và không thu tiền sử dụng rừng.
- Cho thuê rừng:
+ Nhà nước cho thuê rừng sản xuất để sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp kết hợp.
+ Kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
+ Tiền thuê rừng trả một lần hoặc hằng năm.
- Chuyển loại rừng: khi đáp ứng các điều kiện theo Luật Lâm nghiệp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thu hồi rừng: vì mục đích quốc phòng - an ninh; phát triển kinh tế – xã hội.
2. Bảo vệ rừng
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Phòng và chữa cháy rừng gây hại rừng.
- Cơ quan nhà nước, địa phương có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp.
3. Phát triển rừng
- Phát triển giống cây lâm nghiệp, duy trì diện tích và cấu trúc của rừng.
- Trồng cấy thực vật rừng, gây nuôi phát triển động vật rừng, trồng cây phân tán.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.
4. Sử dụng rừng
- Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, du lịch sinh thái trong các loại rừng.
- Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng.
- Sản xuất lâm - nông – ngư nghiệp kết hợp trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
5. Chế biến và thương mại lâm sản
Chế biến lâm sản gồm các hoạt động:
- Xây dựng và vận hành chính sách phát triển chế biến lâm sản.
- Chế biến mẫu các loại thực vật rừng, động vật rừng.
- Xây dựng và vận hành chính sách phát triển thị trường lâm sản.
Thương mại lâm sản gồm các hoạt động:
- Xây dựng và vận hành chính sách phát triển thị trường lâm sản.
- Quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại lâm sản.
- Quản lí thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng theo quy định của pháp luật.
II. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU LÀM SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Một số nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng
a. Khai thác không hợp lí gỗ và các sản phẩm khác từ rừng
- Việc đẩy mạnh khai thác gỗ và các sản phẩm khác từ rừng đã dẫn đến các hoạt động khai thác rừng trái phép, phá rừng để lấy gỗ và các lâm sản khác.
→ Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng tự nhiên ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
b. Chăn thả gia súc
- Sự gia tăng chăn thả trâu, bò và các gia súc khác dẫn đến nhiều khu rừng đã bị chặt phá để:
+ Đáp ứng nhu cầu mở rộng các đồng cỏ làm nơi chăn thả.
+ Cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc.
→ Không đảm bảo chất lượng rừng và suy giảm diện tích rừng.
c. Cháy rừng
- Là nguyên nhân làm suy thoái rừng khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Cháy rừng dẫn đến giảm diện tích rừng, suy giảm số lượng thực vật, động vật rừng.
- Làm suy giảm tài nguyên rừng, mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.
d. Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản
- Nhiều diện tích rừng ở Việt Nam và trên thế giới đã bị chặt phá:
+ Lấy đất trồng cây công nghiệp.
+ Trồng cây đặc sản phục vụ phát triển kinh tế.
→ Không quan tâm đến môi trường.
- Theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong giai đoạn từ năm 2012 - 2017:
+ Có tới 89% diện tích rừng tự nhiên bị mất ở Việt Nam.
→ Do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để phục vụ các dự án phát triển kinh tế, trong đó có việc trồng trọt và chăn nuôi.
- Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn có một số nguyên nhân khác gây suy thoái tài nguyên rừng như:
+ Chính sách đất đai.
+ Quản lí rừng.
+ Chính sách về di cư, định cư,...
2. Một số giải pháp chủ yếu khắc phục suy thoái tài nguyên rừng
a. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng - an ninh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ đối với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng của các cấp; đảm bảo dân chủ, công khai.
- Đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng, đất rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
b. Giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng
- Giúp nâng cao sự gắn bó, quyền lợi và trách nhiệm của chủ đất, chủ rừng.
- Nâng cao khả năng khai thác, sử dụng tối đa tiềm năng đất lâm nghiệp trong phát triển kinh tế.
- Đảm bảo các quyền của người dân và các cộng đồng địa phương theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
c. Kiểm soát từng loại rừng thông qua những quy chế pháp lí riêng
- Thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt những nghĩa vụ về khai thác, bảo vệ và sử dụng cho từng loại rừng mà chủ rừng, các tổ chức, cá nhân khai thác.
- Sử dụng rừng sẽ tự kiểm soát suy thoái rừng, đảm bảo phát triển bền vững vốn rừng quốc gia, đảm bảo sự đa dạng của các loại rừng theo thời gian.
d. Kiểm soát suy thoái động vật, thực vật rừng hoang dã quý hiếm
- Động vật, thực vật rừng hoang dã quý hiếm có giá trị đặc biệt về kinh tế, có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.
- Tạo ra nhiều môi trường thuận lợi cho sự sống và phát triển của chúng.
- Nghiêm cấm, ngăn chặn các hoạt động khai thác, săn bắt, vận chuyển, mua bán các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm và sản phẩm của chúng.
e. Thiết lập hệ thống cơ quan quản Ií, bảo vệ rừng từ trung ương đến địa phương
- Nhằm phân công, phối hợp trách nhiệm của các cơ quan quản lí gần với diện tích rừng trên địa bàn quản lí.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện trách nhiệm trên phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương.
- Đặc biệt phải tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kiểm tra, kiểm soát các công việc thực hiện, xử lí vi phạm để bảo vệ tốt nhất chất lượng và quy mô rừng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây