Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Đặc điểm dân cư châu Âu
a. Quy mô và gia tăng dân số
- Năm 2020, dân số châu Âu đạt khoảng 747,6 triệu người (bao gồm dân số Liên Bang Nga), chiếm gần 10% dân số thế giới. Quy mô dân số châu Âu đang tăng chậm.
- Tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, có những năm xuống giá trị âm. Hiện nay dân số châu Âu tăng chủ yếu do nhập cư.
Hình 1: Quy mô dân số châu Âu giai đoạn 1950 - 2020
b. Cơ cấu dân số
Vào giai đoạn 1950-2020, châu Âu có đặc điểm cơ cấu dân số như sau:
* Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
- Châu Âu có tỉ lệ dân số già với tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng.
- Năm 2020, châu Âu có gần 143 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 19% tổng số dân.
- Tình trạng dân số già phổ biến ở nhiều quốc gia do tỉ lệ sinh giảm và tuổi thọ trung bình của dân cư tăng.
Hình 2: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi châu Âu giao đoạn 1950-2020
* Cơ cấu dân số theo giới tính
- Cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có sự chênh lệch vào giai đoạn 1950 – 2020 (tỉ lệ nữ cao hơn nam), nhưng hiện nay đang có sự thay đổi (giảm tỉ lệ dân số nữ, tăng tỉ lệ dân số nam).
- Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Hình 3: Tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân của châu Âu giai đoạn 1950-2020
* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn
- Dân cư ở châu Âu có trình độ học vấn cao.
+ Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao của thế giới.
- Trình độ học vấn cao tạp điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia châu Âu.
2. Di cư ở châu Âu
- Nhờ các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV mà người châu Âu đã di cư đến khai phá các vùng đất mới ở châu Mỹ.
- Từ thế kỉ XX đến nay, người nhập cư vào châu Âu tăng mạnh. Người nhập cư vào châu Âu chủ yếu là các lao động đến từ châu Á và Bắc Phi. Trong nội bộ các quốc gia, người lao động di chuyển từ khu vực Nam Âu và Đông Âu sang Tây Âu để làm việc.
- Người nhập cư vào châu âu góp phần giải quyết vấn đề thiếu việc làm, tăng các nhu cầu sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên. Với tình trâng nhập cư trái phép cũng gây ra khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc gia.
- Dân cư châu Âu phân bố không đồng đều.
+ Những vùng có mật độ dân số cao thường là các đồng bằng, các thung lũng lớn và vùng duyên hải.
+ Dân cư phân bố thưa thớt ở vùng có khí hậu lạnh giá phía Bắc.
- Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu.
+ Quá trình đô thị hóa ở châu Âu bắt đầu với những đô thị xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại.
+ Đến nửa cuối thế kỉ XVIII, đô thị hóa phát triển mạnh mẽ dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Sự mở rộng của các đô thị đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Âu.
+ Châu Âu hiện có mức đô thị hóa cao với 75% dân số sống trong các đô thị.
+ Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều.
+ Lối sống đô thị văn minh, hiện đại, hành vi ứng xử có văn hóa, tác phong làm việc khoa học,...đã trở nên phổ biến trong dân cư châu Âu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây