Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam SVIP
I. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
- Là thị trường trao đổi hàng hóa sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở là các thỏa thuận về tiền lương, điều kiện làm việc:
+ Người lao động là bên bán.
+ Người sử dụng lao động là bên mua.
+ Hàng hóa sức lao động là toàn bộ thể thể lực và trí lực của ngon người, được vận dụng trong quá trình lao động.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Thị trường lao động luôn thay đổi bởi tác động của:
- Sự phát triển của khoa học, công nghệ: Yêu cầu ngày càng cao với người lao động về:
+ Năng lực, trình độ chuyên môn.
+ Các kĩ năng thiết yếu: giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo.
- Sự chuyển dịch cơ cấu: Làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
- Nhu cầu lao động:
+ Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từng địa phương.
+ Nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.
=> Tác động khiến số lượng các ngành, nghề và nhu cầu thu hút nguồn nhân lực của người sử dụng lao động khác nhau.
- Nguồn cung lao động: Số lượng lao động, thời gian tham gia lao động, chất lượng và cơ cấu của lực lượng lao động luôn thay đổi theo thời gian và không gian giữa các vùng, ngành.
III. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
Có vai trò quan trọng trong định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ:
- Cung cấp những thông tin về thị trường lao động thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như:
+ Xu hướng việc làm.
+ Nhu cầu tuyển dụng lao động.
+ Các cơ sở đào tạo nghề nghiệp,...
- Giúp người học định hướng lựa chọn ngành nghề, cấp học và trình độ đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện của cá nhân.
- Giúp các cơ sở đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp) định hướng và phát triển chương trình đào tạo cho các ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp.
- Giúp người lao động có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo.
- Giúp người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp và có chất lượng.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
- Đã có bước phát triển về quy mô và chất lượng.
- Đang dần hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
- Các vấn đề cơ bản của thị trường lao động:
+ Chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đều:
- Lực lượng lao động tăng nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
- Chất lượng lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, cải thiện chậm, thiếu lao động trình độ cao.
+ Xu hướng cung lao động lớn hơn cầu lao động:
- Cung lao động tăng nhanh nhưng không đáp ứng được cầu lao động do chất lượng lao động thấp.
+ Xu hướng tuyển dụng người lao động được đào tạo, có kinh nghiệm: Người lao động phải có:
- Trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
- Khả năng tự học để đáp ứng sự thay đổi liên tục của ngành nghề.
V. TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Thực hiện theo quy trình sau:
a. Bước 1: Xác định mục tiêu tìm kiếm
- Xác định được thông tin cần tìm kiếm về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Giúp thu thập thông tin tập trung, đúng và đủ.
- Đặt câu hỏi cụ thể về một hoặc một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Ví dụ câu hỏi: Thị trường lao động của ngành công nghệ thông tin hiện nay như thế nào? Nhu cầu tuyển dụng, mức lương, cơ sở giáo dục đào tạo?
b. Bước 2: Xác định nguồn thông tin
- Việc đánh giá các nguồn thông tin cần dựa trên độ tin cậy, chính xác và phù hợp.
- Các nguồn thông tin nên bao gồm: các cơ quan nhà nước, tổ chức giáo dục, doanh nghiệp, các trung tâm thông tin, website, cơ sở đào tạo nghề.
- Ví dụ nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, website của các trường đại học, trung tâm dịch vụ việc làm, các công ty tuyển dụng.
c. Bước 3: Xác định công cụ tìm kiếm
- Lựa chọn công cụ tìm kiếm phù hợp với từng nguồn thông tin liên quan đến thị trường lao động.
- Các công cụ tìm kiếm phổ biến: Google, Bing,...
- Sử dụng các từ khóa hoặc câu lệnh/câu hỏi liên quan để tìm kiếm hiệu quả.
d. Bước 4: Tiến hành tìm kiếm
- Học sinh tìm kiếm thông tin thông qua các nguồn thông tin và công cụ tìm kiếm đã xác định.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây