Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn SVIP
1. Sự ra đời Vương triều Mạc
- Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Quan lại, địa chủ và cường hào ra sức hoành hành.
+ Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.
=> Trong bối cảnh đất nước rối ren, một số thế lực phong kiến đã nổi lên, tranh chấp quyền hành và thao túng triều đình, trong đó nổi trội là thế lực của Mạc Đăng Dung - một võ quan trong triều Lê đã lợi dụng xung đột giữa các phe phái để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành.
- Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
2. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn
a) Xung đột Nam - Bắc triều
- Nhiều cựu thần nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc nên Bắc triều chỉ quản lí được khu vực từ Ninh Bình trở ra Bắc.
- Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ trong triều Lê) vào Thanh Hóa, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh - một người con của vua Lê lên ngôi (Lê Trang Tông - con của Lê Chiêu Tông), thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều (Lê trung hưng) để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía Bắc).
- Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. Đất nước hình thành hai khu vực dưới sự kiểm soát của hai vương triều.
- Mâu thuẫn giữa Nam - Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột trong 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt.
b) Trịnh - Nguyễn phân tranh
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai còn nhỏ tuổi, vì vậy con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Từ đây, mâu thuẫn giũa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt.
- Trong bối cảnh ấy, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa để tìm cách gây dựng sự nghiệp. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.
- Sau khi Nguyễn Hoàng mất (1613), con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị, dần dần cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh => Mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn càng lớn.
- Năm 1627, cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
3. Hệ quả xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
- Hơn 100 năm xung đột tương tàn, nhân dân khốn khổ, đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự. Xuất phát từ lợi ích dòng họ, các thế lực phong kiến cát cứ gây xung đột chia cắt đất nước. Năm 1599, Trịnh Tùng xưng vương và lập vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê, thâu tóm toàn bộ quyền hành, vua Lê chỉ còn là con rối trong tay họ Trịnh. Nhân dân gọi chính quyền Đàng Ngoài là "vua Lê - chúa Trịnh".
- Xung đột Trịnh - Nguyễn trong gần nửa thế kỉ (1627 - 1672), cuốn cả nước vào vòng binh đao khói lửa. Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình), làm ranh giới, chia cắt đất nước thành Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam). Lũy Thầy ở phía nam như một bức tường thành vững chắc ngăn đôi đất nước.
+ Ở Đàng Trong, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
+ Ở Đàng Ngoài, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
- Đại Việt bị chia cắt bởi hai chính quyền nhưng cả hai đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt.
- Trong thời gian nội chiến và sau nội chiến, lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng, nhân dân tích cực khai phá đã khiến Đàng Trong dần sánh ngang với Đàng Ngoài về phương diện kinh tế. Điều này góp phần chấm dứt thời kì khủng hoảng, tạo điều kiện cho Đại Việt tiến đến thống nhất giai đoạn sau đó - thế kỉ XVIII - XIX.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây