Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể SVIP
↵
I. Nhiễm sắc thể
1. Khái niệm nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc thể là thể bắt màu với thuốc nhuộm kiềm tính, quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
Nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào.
Chúng có thể biến đổi hình dạng trong quá trình tế bào phân chia.
2. Hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể
a) Hình dạng nhiễm sắc thể
Có hình thái đặc trưng, quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi khi chúng co xoắn cực đại tại kì giữa của quá trình phân bào.
Trong quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể nhân đôi tạo thành trạng thái "kép" - gồm hai nhiễm sắc tử (chromatid) chị em liên kết với nhau tại tâm động, hai bên tâm động là cánh nhiễm sắc thể.
b) Cấu trúc nhiễm sắc thể
Cấu tạo gồm phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome. Chuỗi nucleosome tạo thành sợi nhiễm sắc và tiếp tục được xếp cuộn qua nhiều cấp độ → Làm nhiễm sắc thể co xoắn → Thuận lợi phân chia nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên nhiễm sắc thể.
II. Bộ nhiễm sắc thể
1. Khái niệm bộ nhiễm sắc thể
Trong nhân tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp gồm hai chiếc giống nhau tương đồng:
- Có cùng hình thái và tập hợp gene. Các gene tồn tại thành từng cặp allele.
- Một nhiễm sắc thể được nhận từ bố và một nhiễm sắc thể được nhận từ mẹ.
Bộ nhiễm sắc thể là tập hợp các nhiễm sắc thể trong nhân tế bào của một loài.
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) | Bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) |
Chứa hai nhiễm sắc thể của mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng. | Chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng. |
Có ở tế bào sinh dưỡng. | Có ở tế bào giao tử. |
2. Tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Sự khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội không phản ánh sự khác nhau về mức độ tiến hóa giữa các loài sinh vật.
Bộ nhiễm sắc thể các loài có thể giống nhau về số lượng nhưng hình dạng và cấu trúc nhiễm sắc thể khác nhau.
Tên loài | Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) | |
Dê | 60 | |
Vẹt đỏ đuôi dài | 62 - 64 |
|
Chuột lang | 64 |
|
III. Thực hành quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
1. Chuẩn bị
a) Dụng cụ
- Kính hiển vi quang học gắn vật kính 10x, 40x, 100x
- Dầu kính
- Giấy mềm, cồn 70o
- Bút vẽ, vở ghi
- Máy ảnh (nếu có)
b) Mẫu vật
Tiêu bản cố định của bộ nhiễm sắc thể của một số loài (người, hành ta,...).
Một số hình ảnh của bộ nhiễm sắc thể ở một số loài.
c) Tìm hiểu cơ sở quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
- Dùng vật kính có độ phóng đại nhỏ để lựa chọn điểm quan sát đạt yêu cầu.
- Trong tiêu bản có các tế bào đang ở các kì khác nhau, để quan sát rõ hình dạng NST cần xác định tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.
- Chuyển sang vật kính có độ phóng đại lớn hơn để quan sát rõ số lượng, hình dạng NST.
2. Tiến hành
Bước 1: Đặt tiêu bản lên bàn kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x.
Bước 2: Lựa chọn vị trí quan sát, di chuyển vào giữa trường kính.
Bước 3: Chuyển sang vật kính 40x, 100x (cần sử dụng dầu kính) để quan sát.
Bước 4: Đếm số lượng và xác định hình thái nhiễm sắc thể. Vẽ hình minh họa các nhiễm sắc thể quan sát được.
3. Kết quả
Báo cáo kết quả: Hoàn thành phiếu báo cáo kết quả thực hành.
BÁO CÁO THỰC HÀNH Họ và tên: ... Lớp: ... 1. Mục đích thí nghiệm: Quan sát NST dưới kính hiển vi 2. Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiệm: ... 3. Các bước tiến hành: Mô tả các bước tiến hành: ... 4. Kết quả thí nghiệm: Dựa vào kết quả quan sát NST dưới kính hiển vi hoặc ảnh chụp, vẽ hình NST vào vở và hoàn thành thông tin theo mẫu bảng dưới đây.
|
1. NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực.
2. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc. Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST lưỡng bội có chứa các cặp NST tương đồng, mỗi cặp gồm hai chiếc. Bộ NST trong các giao tử là bộ NST đơn bội, có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng.
3. NST được cấu tạo bởi chất nhiễm sắc, bao gồm DNA và protein histone. Mỗi NST đơn chứa một phân tử DNA và nhiều phân tử histone. Khi DNA tái bản, NST đơn biến đổi thành NST kép.
4. Trong nhân tế bào, NST là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST.
5. Quan sát hoặc chụp ảnh được hình dạng và vị trí phân bố của NST trong tế bào dưới kính hiển vi, vẽ hình ảnh NST quan sát được vào vở.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây