Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5 SVIP
1. Lâm nghiệp
a) Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng
- Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nước ta.
- Tổng diện tích rừng là 14,7 triệu ha; tỉ lệ che phủ đạt 42% (năm 2021).
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng lớn nhất cả nước, chiếm 37,8%.
- Theo nguồn gốc hình thành: gồm rừng tự nhiên và rừng rồng. Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất (37%); vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng trồng lớn nhất (gần 40%).
- Theo mục đích sử dụng: gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Diện tích rừng sản xuất nước ta khoảng 7,8 triệu ha, rừng phòng hộ khoảng 4,7 ha, rừng đặc dụng khoảng 2,2 triệu ha (2021).
b) Sự phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng đạt 3,88%; giá trị sản xuất ngành đóng góp khoảng 3%. cho toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Khai thác, chế biến lâm sản:
+ Diện tích rừng sản xuất chiếm hơn 53%, sản lượng gỗ ngày càng tăng (năm 2021 đạt 18 triệu m3, gấp 4,6 lần so với 2010).
+ Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du miền núi Bắc Bộ.
+ Rừng cung cấp gỗ và các lâm sản khác như: măng, mộc nhĩ, dược liệu,...
+ Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển gắn với các vùng dược liệu.
- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:
+ Đẩy mạnh hoạt động trồng rừng, diện tích rừng trồng mới ngày càng mở rộng, năm 2021 đạt khoảng 290 nghìn ha, trong đó rừng sản xuất được trồng mới nhiều nhất.
+ Nghề trồng dược liệu dưới tàn rừng phát triển, tạo thêm kế sinh nhai cho người dân vùng rừng.
+ Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng ngày càng được đẩy mạnh, tăng cường khoanh nuôi rừng tự nhiên, xây dựng và quản lí chặt chẽ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Thuỷ sản
a) Đặc điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản
- Nguồn lợi thuỷ sản phong phú:
+ Nước ngọt: khoảng 544 loài cá có giá trị kinh tế cao, các hệ thống sông có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào như hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long.
+ Nước mặn: có hơn 2000 loài cá, hàng trăm loài tôm, mực; trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ đại duong, cá song, tôm hùm,... Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là: Hải Phòng - Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm.
- Nguồn lợi thuỷ hải sản nội địa và ven bờ của nước ta đang bị suy giảm do khai thác quá mức.
b) Sự phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản
- Tình hình phát triển: Tốc độ tăng trưởng ngành thuỷ sản đạt 1,7%, giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm khoảng 26% toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Sản lượng nuôi trồng cao, chiếm khoảng 55% tổng sản lượng (2021).
- Khai thác:
+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, chủ yếu khai thác hải sản, đặc biệt là cá biển.
+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng khai thác cao nhất cả nước.
+ Đẩy mạnh khai thác thuỷ sản xa bờ, đầu tư các tàu đánh cá và trang thiết bị hiện đại.
- Nuôi trồng:
+ Phát triển nhanh, chủ yếu nuôi tôm và cá.
+ Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất (69,5%).
+ Hình thức nuôi trồng: trang trại công nghệ cao, nuôi hữu cơ,...
+ Sản phẩm ngày càng đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn quốc tế.
- Thuỷ sản nước ta đã xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,... Xuất khẩu thuỷ sản thúc đẩy các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây