Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn SVIP
1. Sự ra đời Vương triều Mạc
- Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.
=> Mạc Đăng Dung - một võ quan trong triều Lê đã lợi dụng xung đột giữa các phe phái để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành.
- Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
2. Xung đột Nam - Bắc triều
a) Nguyên nhân bùng nổ
- Nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này.
- Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ trong triều Lê) vào Thanh Hóa, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" đưa một người con của vua Lê lên ngôi (Lê Trang Tông - con của Lê Chiêu Tông), thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều (Lê trung hưng) để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía Bắc).
- Mâu thuẫn giữa Nam - Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột trong 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt.
b) Hệ quả
- Cuộc xung đột diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt.
- Cả vùng Thanh - Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn. Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu và nhiều gia đình phải li tán.
3. Xung đột Trịnh - Nguyễn
a) Nguyên nhân bùng nổ
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai còn nhỏ tuổi, vì vậy con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Từ đây, mâu thuẫn giũa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt.
- Trong bối cảnh ấy, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị, dần dần cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh.
- Năm 1627, cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
b) Hệ quả
- Trong gần nửa thế kỉ (1627 - 1672), hai thế lực Trịnh và Nguyễn trải qua 7 lần giao chiến, cuốn cả nước vào vòng binh đao khói lửa. Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.
- Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình), làm ranh giới, chia cắt đất nước thành Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam). Lũy Thầy ở phía nam như một bức tường thành vững chắc ngăn đôi đất nước.
+ Ở Đàng Ngoài, Trịnh Tùng xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nên hình thành cục diện "vua Lê - chúa Trịnh".
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cấm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn kéo dài làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
- Tuy vậy, do nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột, chính quyền Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu đãi đối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương. Trước sức ép của chính quyền Lê - Trịnh, các chúa Nguyễn huy động nhân dân khai hoang, tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây