Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại (phần III) SVIP
2. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại (phần III)
c) Văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Các học thuyết và tư tưởng, tôn giáo hình thành rất sớm.
+ Mục đích: giải thích về thế giới và đề xướng các biện pháp cai trị đất nước.
+ Nổi bật: Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia; các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành.
+ Phật giáo du nhập khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên, được cải biến và phát triển rực rỡ. Sau đó lan tỏa sang các nước trong khu vực.
=> Hệ thống các tư tưởng tôn giáo đã đặt nền tảng quan trọng về mặt tư tưởng, tinh thần của người dân Trung Quốc. Những tư tưởng tôn giáo này cũng đã ảnh hưởng và lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới.
- Chữ viết:
+ Sáng tạo từ thời nhà Thương.
+ Phát triển qua nhiều loại hình khác nhau: chữ giáp cốt – khắc trên mai rùa, xương thú; chữ kim văn – khắc trên đồ đồng; chữ tiểu triện,… Qua nhiều lần chỉnh lý đã phát triển thành chữ Hán như ngày nay.
=> Sự ra đời và phát triển của chữ viết Trung Hoa đã đặt nền móng cho sự phát triển của văn học, sử học chữ Hán. Chữ Hán của Trung Hoa đã ảnh đến một số nước trong khu vực châu Á.
- Văn học:
+ Đồ sộ, đa dạng về nội dung, phong cách, phong phú về thể loại.
+ Nổi bật như: thơ Đường (hay còn gọi là Đường thi, với ba nhà thơ nổi tiếng là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị) và tiểu thuyết chương hồi – tiểu thuyết thời Minh Thanh (với “Tứ đại danh tác Trung Quốc” bao gồm Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí, Hồng lâu mộng),…
=> Chữ viết và văn học Trung Quốc đã được truyền bá đến nhiều quốc gia trong khu vực và để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.
-
Kiến trúc, hội họa, điêu khắc:
+ Có sự gắn kết mật thiết với nhau.
+ Đa dạng nhiều loại hình như: công trình cung điện; phòng thủ quân sự; tôn giáo, lăng tẩm.
+ Hội họa Trung Hoa rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa, giấy,… Các tác phẩm thường có phong cách ước lệ, dùng các đường nét để miêu tả hình ảnh, thần thái, tình cảm,…
=> Những thành tựu về kiến trúc, hội họa, điêu khắc đã tạo dấu ấn riêng biệt cho nghệ thuật của người Trung Quốc và ảnh hưởng đến văn hóa nghệ thuật của các quốc gia khác trong khu vực.
- Khoa học, kĩ thuật:
+ Toán học: biết sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng và thể tích các hình khối,... lần đầu tiên tính được số pi (π) chính xác đến 7 chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,...
+ Thiên văn học: là những người đầu tiên ghi chép về nguyệt thực, nhật thực và nhiều hiện tượng thiên văn khác. Họ đã sớm đặt ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.
+ Y – dược học: đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị được nhiều loại bệnh bằng các phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... xuất hiện nhiều thầy thuốc nổi tiếng như: Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh,...
+ Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu (bộ biên niên sử đầu tiên của Trung Hoa), Sử kí của Tư Mã Thiên => Những tác phẩm này không chỉ có giá trị sử học mà còn là di sản quý báu của nền văn minh Trung Hoa.
+ Các phát minh lớn: Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn.
- Ý nghĩa chung:
+ Những thành tựu của văn minh Trung Hoa có ý nghĩa to lớn, nó đã chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của nền văn minh này.
+ Nhiều thành tựu đã sớm được truyền bá sang các nước láng giềng, sang cả Tây Á, sau đó được lan truyền và thậm chí còn ứng dụng rộng rãi ở châu Âu.
+ Sự truyền bá của những thành tựu văn minh Trung Hoa là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa cũng như mối liên hệ về tri thức, khoa học, kĩ thuật giữa phương Đông và phương Tây.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây