Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6: Ai Cập cổ đại SVIP
I. Điều kiện tự nhiên
Hình 6.1. Lược đồ Ai Cập cổ đại (khoảng 3000 TCN - 30 TCN)
- Ai Cập nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất nằm dọc hai bên bờ sông Nin.
+ Phía bắc là Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.
+ Phía nam là Thượng Ai Cập, có nhiều núi và cồn cát.
+ Phía đông và phía tây Ai Cập giáp sa mạc.
- Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.
- Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. Dựa vào hướng chảy xuôi từ nam đến bắc của cửa sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Khi di chuyển, họ tận dụng sức gió thổi từ từ biển vào, đẩy thuyền đi lại dễ dàng hơn.
II. Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại
- Cư dân Ai Cập cư trú ở lưu vực sông Nin. Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm.
- Từ thiên niên kỉ IV TCN, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.
- Khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ (Namer), hay vua Mê-nét (Menes) theo huyền thoại đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời.
- Na-mơ và những người kế vị đã cai trị Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối.
+ Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các Pha-ra-ông có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải, có quân đội riêng.
Hình 6.2. Phiến đá Na-mơ, 64cm x 42cm, khắc tên vua Na-mơ, Thượng Ai Cập
- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.
III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Chữ viết
+ Người Ai Cập dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ. Về sau cải tiến nó trở nên đơn giản hơn, họ lấy một phần điển hình của sự vật để tạo nên chữ.
+ Họ khắc chữ tượng hình trên các phiến đá, sau đó, nhờ có giấy làm từ cây pa-pi-rút (một loại cây sậy mọc ven bờ sông Nin), lưu giữ được lượng lớn thông tin.
Hình 6.3. Chữ tượng hình của người Ai Cập
- Toán học
+ Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người dân phải tiến hành đo đạc lại diện tích => Do vậy, họ rất giỏi về hình học. Những hiểu biết này là cơ sở để xây dựng nên những kim tự tháp kì vĩ.
- Kiến trúc và điêu khắc
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất là các kim tự tháp, tập trung nhiều nhất ở Mem-phít (Memphits), nơi có kim tự tháp Kê-ốp (Cheops), Thung lũng của các vị vua và khu đền tháp của vua Ram-sét II (Ramset II) thuộc phía Nam Ai Cập ngày nay.
+ Kim tự tháp Kê-ốp là kì quan của thế giới cổ đại, có chiều cao khoảng 147m, được tạo nên từ hơn 2 triệu phiến đá, phần lớn là các phiến đá nặng từ 2,5 đến 4 tấn. Đặc biệt là những phiến đá xây dựng phần móng nặng hàng chục tấn.
Hình 6.4. Kim tự tháp và Tượng nhân sư ở Ai Cập
+ Nhiều tác phẩm được coi là báu vật của nghệ thuật nhân loại như tượng bán thân nữ hoàn Nê-phéc-ti-ti (Nefertiti), phiến đá Na-mơ, mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-mun (Tutankhamun),....
- Y học: Kĩ thuật ướp xác
+ Người Ai Cập tin vào thần linh và tin vào sự bất tử của con người. Họ ướp xác để đợi linh hồn được tái sinh và xây dụng kim tự tháp để cất giữ xác ướp.
+ Nhờ ướp xác nên họ rất giỏi về giải phẫu học, biết rõ các bộ phận trên cơ thể người.
+ Sử dụng tinh dầu thực vật trong quá trình ướp xác đã đem đến kiến thức cho họ về các loại thuốc bằng thảo mộc, tinh dầu,...
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây