Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX SVIP
Hình 6.1 Diễn viên trong phim "Hậu Cung Như Ý Truyện" (Nguồn: Internet)
❏ Quan sát hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến triều đại nào trong lịch sử Trung Quốc? Triều đại này có đặc điểm nổi bật?
➤ Đây là hình ảnh khắc họa triều đại nhà Thanh - triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Vậy, lịch sử phong kiến Trung Quốc đã trải qua những triều đại nào và mỗi triều đại có đặc điểm gì nổi bật? Để hiểu rõ hơn về lịch sử phong kiến Trung Quốc, chúng ta cùng bước vào bài học hôm nay nhé.
1. Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
+ Nhà Đường (618 – 907): Nhân lúc nhà Tùy gặp khủng hoảng, Lý Uyên đã khởi binh, lập ra nhà Đường, mở ra một thời kì phát triển thịnh vượng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
+ Thời kì Ngũ Đại (907 – 960): Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán, gọi là thời kì Ngũ Đại, Thập Quốc (5 triều đại, 10 nước).
+ Nhà Tống (960 – 1279): Triệu Khuông Dẫn thành lập nên nhà Tống. Sau một thời kì phát triển mạnh mẽ, nhà Tống bị suy yếu và chịu sức ép quân sự từ các tộc người phía bắc.
+ Nhà Nguyên (1271 – 1368): Mông Cổ đánh chiếm Trung Quốc rồi lập ra nhà Nguyên. Đến năm 1279, nhà Tống mới hoàn toàn sụp đổ. Nền cai trị của ngoại tộc nhà Nguyên dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng.
+ Nhà Minh (1368 – 1644): Lãnh tụ khởi nghĩa nông dân là Chu Nguyên Chương đã đánh đuổi người Mông Cổ và lập ra nhà Minh. Đây là thời kì đạt được nhiều thành tựu quan trọng về cả chính trị, kinh tế và văn hóa.
+ Nhà Thanh (1644 – 1911): Người Mãn Châu đánh chiếm thành Bắc Kinh và lập ra nhà Thanh. Đây là thời kì phát triển ổn định. Nhưng đến thế kỉ XIX, nhà Thanh dần suy yếu và đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
Từ thế kỉ VII – giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua 5 triều đại lớn. Trong đó, có 2 triều đại không phải do người Hán lập là triều Nguyên (do người Mông Cổ thành lập) và triều Thanh (do người Mãn Châu thành lập).
2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
Hình 6.2. Tranh vẽ cảnh náo nhiệt ở thành Trường An thời nhà Đường (Nguồn: Internet)
- Những biểu hiện thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường:
+ Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
+ Nhiều khoa thi được mở ra để triều đình tuyển chọn người tài làm quan.
+ Thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ: đem quân đi chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị của An Nam,…
=> Cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.
+ Ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như miễn giảm sưu thuế, áp dụng chế độ quân điền, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.
+ Không chỉ phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển. Gốm sứ và tơ lụa Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp nơi trên thế giới.
Hình 6.3. Tranh lụa của Trung Quốc thời nhà Đường (Nguồn: Internet)
Hình 6.4. Tranh vẽ thương nhân trên con đường tơ lụa (Nguồn: Internet)
+ Trong thế kỉ VII và VIII, Trường An có khoảng 2 triệu người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, Ả-rập, Ba Tư, Hy Lạp,…
Trung Quốc đã đạt đến sự thịnh vượng dưới thời Đường là nhờ các chính sách, biện pháp tiến bộ của các vị vua đầu thời nhà Đường, đặc biệt là Đường Thái Tông (Lý Thế Dân). Dưới thời Đường, nền chính trị được củng cố vững chắc, kinh tế có bước phát triển vượt bậc, văn hóa có sự khởi sắc.
Hình 6.5. Chân dung Đường Thái Tông (Nguồn: Internet)
3. Sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh
- Về nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vị vua triều Minh – Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, đồng thời chú trọng công tác thủy lợi.
+ Cây trồng thường xuyên được luân canh và nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…đã góp phần cho sự phát triển nông nghiệp.
- Về thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp phát triển đa dạng. Những nghề thủ công thời kì này như tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,... là những mặt hàng nổi tiếng.
+ Ở thành thị, các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi. Đến thời nhà Thanh đã hình thành nên những khu vực chuyên môn hóa sản xuất, đông đảo người làm thuê như nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức (Giang Tây), dệt ở Tô Châu,…
- Về thương nghiệp:
Hình 6.6. Cảnh buôn bán dưới thời nhà Thanh (Nguồn: Internet)
+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh. Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất, thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
+ Hàng hóa được thương nhân Trung Quốc đem trao đổi buôn bán với thế giới, tập trung nhiều ở Ấn Độ, Ba Tư, Ả-rập và các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, vào cuối triều Minh, áp dụng chính sách hạn chế ngoại thương, thậm chí cấm buôn bán bằng đường biển. Đến thời nhà Thanh, sự cấm đoán ngày càng khắt khe hơn.
*Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.
Như vậy, từ cuối thời Minh trở đi, chỉ có nội thương tiếp tục phát triển. Nhà nước ngày càng quản lí chặt chẽ hơn các hoạt động buôn bán với bên ngoài.
⚡Vận dụng
Em hãy tìm hiểu thêm thông tin về các vị vua nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc và xem những vị vua đó đã thực hiện chính sách bành trướng, tấn công sang xâm lược lãnh thổ nước ta như thế nào?
Chúc các em học tốt !!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây