Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII SVIP
1. Bối cảnh lịch sử
- Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Vua Lê chỉ còn là "cái bóng mờ" (chỉ trên danh xưng, không có quyền lực) trong cung cấm. Phủ chúa giữ mọi quyền hành, quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.
+ Các chúa đã cho xây dựng nhiều đền chùa lớn.
+ Trong phủ chúa nhiều quan lại "ngạo mạn, hách dịch", không làm tròn bổn phận, mải ăn chơi, không để ý đến đời sống nhân dân nên bị nhân dân cả nước căm ghét và kinh sợ.
- Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Tình trạng hạn hán, lụt lội dẫn đến nạn mất mùa liên tiếp xảy ra. Đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ làm cho nhà cửa bị ngập, sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp, thương nghiệp ngày càng sa sút, điêu tàn.
+ Phủ chúa đã bắt người dân đều phải nộp thuế để giải quyết khó khăn, dẫn đến việc trưng thu quá mức, nên cuộc sống người dân trở nên thiếu thốn, khó khăn.
+ Nạn đói hoành hành, giá cả lương thực lại tăng cao, khiến người dân phải lưu tán khắp nơi.
=> Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến.
2. Một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài
Giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng nổ khắp ở vùng đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu/Thời gian diễn ra | Diễn biến chính |
Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) |
- Địa bàn hoạt động: chủ yếu là Đồ Sơn (năm 1741), Vân Đồn,.... Sau đó chuyển lên Kinh Bắc, rồi uy hiếp thành Thăng Long và mở rộng xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. - Cuộc khởi nghĩa nhận được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân. - Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại. |
Hoàng Công Chất (1739 - 1769) |
- Năm 1739, tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa. - Năm 1751, xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ. - Ông đã có công bảo vệ vùng biên giới và giúp nhân dân ổn định cuộc sống. Sau khi mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt. |
Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) |
- Năm 1740, tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang => Uy thế của nghĩa quân ngày càng lên cao. - Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại. |
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử và tác động
- Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
- Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công, báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê - Trịnh; đồng thời đã buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...
- Phong trào đã giáng đòn mạnh mẽ và đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây