Bài học cùng chủ đề
- Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) - phần I
- Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) - phần II
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì Bắc thuộc
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) - phần II SVIP
3. Phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)
a) Bối cảnh lịch sử
- Khoảng những năm 30 của thế kỉ XVIII, xã hội Đại Việt từng bước lâm vào khủng hoảng.
+ Ở Đàng Ngoài, chính quyền Lê – Trịnh suy thoái, không chăm lo đời sống nhân dân. Tình trạng mất mùa, đói kém diễn ra thường xuyên. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục bùng nổ, đặc biệt là dưới thời chúa Trịnh Giang (1729 – 1740).
+ Ở Đàng Trong, năm 1765, Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa khi còn nhỏ tuổi. Đại thần Trương Phúc Loan được phong là Quốc phó, thao túng mọi việc, tham lam vô độ. Tầng lớp quý tộc, quan lại ở Đàng Trong sống hưởng lạc, xa xỉ.
Do chế độ thuế khoá nặng nề và ngoại thương suy tàn, nền kinh tế Đàng Trong rơi vào khủng hoảng. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Ở nhiều nơi đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của dân nghèo, người dân tộc thiểu số.
Giai đoạn |
Diễn biến chính |
1771 - 1777 |
- Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Năm 1774, quân Lê – Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Chính quyền chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. - Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương. Năm 1777, quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh (cháu nội chúa Nguyễn Phúc Khoát) chạy thoát. |
1777 - 1785 |
- Quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn Đàng Trong. Sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. - Tháng 7 - 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định. Đầu năm 1785, hầu hết quân Xiêm bị quân Tây Sơn tiêu diệt trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút. |
1786 - 1789 |
- Giữa năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm Phú Xuân do quân Lê – Trịnh trấn giữ rồi tiến ra Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ. - Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, quân Tây Sơn ba lần tấn công ra Thăng Long. Vua tôi nhà Lê rời kinh thành, cầu cứu nhà Thanh. - Cuối năm 1788, hàng chục vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt rồi bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa (1789). |
1789 - 1802 |
- Chính quyền Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ. Ở vùng đất phía nam, lực lượng của Nguyễn Ánh từng bước chiếm lại Gia Định. - Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời. Quang Toản lên thay nhưng không đủ năng lực, nội bộ triều đình mâu thuẫn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh ra Thăng Long, Quang Toản chạy trốn rồi bị bắt. |
c) Ý nghĩa lịch sử
- Phong trào Tây Sơn là sự hội tụ và là đỉnh cao trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống ách áp bức, bóc lột ở Đại Việt thế kỉ XVIII. Phong trào đã lần lượt đánh đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê, đồng thời xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia.
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh đã đập tan ý đồ can thiệp, xâm lược Đại Việt của các thế lực ngoại bang, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
4. Một số bài học lịch sử
Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam đã để lại những bài học quan trọng.
- Về vận động, tập hợp lực lượng: là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định. Việc vận động, tập hợp lực lượng được thực hiện qua khẩu hiệu, lời kêu gọi, qua chính sách chiêu mộ nhân tài,... Quá trình vận động, tập hợp quần chúng nhân dân cũng thể hiện tính chất dân tộc và chính nghĩa của các cuộc đấu tranh giành lại độc lập hoặc chống ách áp bức, bóc lột.
- Về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc,...
- Về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...
=> Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị – xã hội, phát triển kinh tế – văn hoá; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
=> Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây