Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài giảng SVIP
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Trương Hán Siêu
I.Tiểu dẫn
1. Tác giả
- ? – 1354
- Quê quán: huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình)
- Là một danh nhân văn hóa của thời Trần, có tài năng cả về chính trị lẫn văn chương.
+ Chính trị:
- Vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo.
- Trong suốt 4 đời vua Trần, luôn được giao phó nhiều chức quan có nhiệm vụ quan trọng. Xuất phát từ chỗ Trương Hán Siêu có học vấn uyên bác, kiến thức sâu rộng, tính tình cương trực.
- Có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên: kháng chiến lần 2 và lần 3.
+ Văn chương: Hiện còn 17 bài thơ, 2 tác phẩm văn xuôi.
-> Tác phẩm xuất sắc nhất là bài phú “Phú sông Bạch Đằng”.
=> Được các vua Trần rất mực kính trọng, tôn gọi là thầy.
- Khi mất, Trương Hán Siêu được phong chức Thái Bảo Thái Phó và được thờ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
2. Tác phẩm
a. Vị trí
- Là tác phẩm xuất sắc nhất của Trương Hán Siêu.
- Là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần.
- Là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trung đại.
- Được tôn vinh là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam.
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Không rõ được sáng tác vào năm nào.
-> Khoảng 50 năm sau chiến thắng chống quân Mông – Nguyên.
-> Thuộc đời vua Trần Hiển Tông, Trần Dụ Tông, nhà Trần bắt đầu suy thoái.
c. Sông Bạch Đằng
- Là địa danh lịch sử nổi tiếng, gắn liền với những mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
- Vị trí: chảy giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, dài hơn 30 km.
- Gắn với 3 mốc son lịch sử:
+ Năm 938: Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán bằng trận địa cọc -> giành lại chủ quyền dân tộc, chấm dứt 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Ngô Quyền dựa vào địa thế của sông Bạch Đằng để dụ đối phương vào trận địa của mình. Khi Hoằng Thao dẫn quân vào theo đường biển, thấy quân Ngô Quyền chỉ là thuyền nhẹ, đã huênh hoang đi vào, khi thủy triều rút, lộ ra cọc bọc đầu sắt, đâm thủng thuyền -> Hoằng Thao cùng một nửa quân bỏ mạng.
+ Năm 981: Lê Hoàn đánh thắng quân Tống.
+ Năm 1228: Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên, dùng lại địa thế trận địa cọc của Ngô Quyền, tiêu diệt hơn 4 vạn quân Mông Nguyên.
=> Dòng sông Bạch Đằng vì thế mà trở thành dòng sông lịch sử.
d. Thể loại: Thể phú.
- Khái niệm: Thể phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn xuôi hoặc văn vần, dùng để tả cảnh vật, phong cảnh, kể sự việc, bàn chuyện đời…
- Tác phẩm thuộc phú cổ thể, là tiểu loại ra đời từ trước thời Đường: có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường kết lại bằng thơ.
e. Bố cục: 4 phần
- Đoạn mở: cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng.
- Đoạn giải thích: các bô lão kể với khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
- Đoạn bình luận: suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa.
- Đoạn kết: lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.
II. Tìm hiểu chung
1. Hình tượng nhân vật khách
a. Hình tượng nhân vật khách xuất hiện với những chuyến du ngoạn trên hai loại địa danh:
- Địa danh nổi tiếng trong điển cố Trung Quốc: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Vân Mộng.
+ Nguyên, Tương: tên hai dòng sông, cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Quốc.
+ Vũ Huyệt: địa danh ở núi Cối Kê, tỉnh Chiết Giang.
+ Cửu Giang: tên một dòng sông do chín con sông nhỏ tạo thành.
+ Ngũ Hồ: có 2 nghĩa:
- Là biệt danh của Thái Hồ.
- Là 5 hồ: hai khu vực năm hồ, một lấy hồ Động Đình làm trung tâm, một lấy Thái Hồ làm trung tâm.
+ Tam Ngô: tên một vùng đất cũ của nước Ngô, bao gồm ba địa phương.
+ Bách Việt: tên chung của các bộ phận người Việt cổ, sống ở phía Nam Trung Quốc.
+ Vân Mộng: tên một vùng đầm nước rộng lớn.
-> Đều là những cảnh đẹp, rộng lớn của Trung Quốc.
=> Đến với các địa danh này, tác giả du ngoạn trên sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình.
- Địa danh trực tiếp trên đất Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.
+ Cửa Đại Than: tên cửa biển vùng sông Bạch Đằng.
+ Bến Đông Triều: tên huyện, vùng Đất có sông Bạch Đằng.
-> Du ngoạn thực tế.
=> Các địa danh khoáng đạt, rộng lớn, đẹp đẽ.
=> Là địa danh ghi dấu son của lịch sử.
b. Vẻ đẹp của những địa danh qua cảm nhận của nhân vật khách:
* Thơ mộng hùng vĩ:
- Bát ngát sóng kình muôn dặm: không gian rộng lớn, mênh mông, những con sóng lớn liên tiếp, liên tiếp trải dài đến vô tận -> Hùng vĩ
- Thướt tha đuôi trĩ một màu:
+ Đuôi trĩ: hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông như những cái đuôi của con trĩ thướt tha.
+ Thướt tha: mềm mại, duyên dáng, yểu điệu. -> Thơ mộng
- Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu: sự chuyển tiếp sang cảnh sắc thứ hai.
* Sự hoang vu, đìu hiu và lạnh lẽo :
- Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu: vút tầm mắt nhìn chỉ có bờ lau và bến lách, hai bên bờ hun hút chỉ có bờ lau nối tiếp bến lách.
-> Hai từ láy cộng nghĩa, bổ trợ nghĩa cho nhau để làm rõ sự hoang vu, vắng vẻ.
- Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô: nhìn sông mà liên tưởng đáy sông ấy toàn những vũ khí bỏ lại, những vũ khí hỏng sau những trận chiến, nhìn gò mà liên tưởng tới nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng trong trận chiến.
-> màu sắc thê lương.
=> Cảnh vật vùng sông Bạch Đằng vừa hùng vĩ, thơ mộng, vừa mang màu sắc thê lương bởi sự đổi thay tất yếu của thời đại.
c. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật khách:
- Hình tượng khách hiện lên là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt, ham du ngoạn. Du ngoạn với tâm thế tự nguyện và say sưa, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận.
- Mục đích của những chuyến du ngoạn:
+ Thưởng thức cảnh đẹp non sông.
+ Nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi dưỡng kiến thức cho mình.
-> Đây chính là mục đích đã học theo Tư Mã Thiên – sử gia nổi tiếng của đời Hán Trung Quốc.
=> Khách là phân thân của tác giả. Trong bóng dáng của khách ta thấy hình ảnh của Trương Hán Siêu.
- Tâm trạng của khách:
+ Vui mừng trước cảnh đẹp của sông nước vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
+ Niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu những chiến công lịch sử.
+ Buồn thương, tiếc nuối: vì chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi, hoang vu và hiu quạnh. Khách “đứng lặng giờ lâu”.
- Chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn bờ lau, bến lách, sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.
- Những anh hùng một thuở lưu danh sử sách nhưng đến ngày hôm nay “đâu vắng tá” đã trở thành người thiên cổ.
=> Đó là tâm trạng phổ biến của các nhà thơ khi chứng kiến sự đổi thay bãi bể nương dâu, sự đổi thay của cả một thời đại.
=> Tâm trạng có sự thay đổi từ hướng ngoại, phơi phới sôi nổi -> hướng nội buồn thương nuối tiếc trước sự chảy trôi của thời gian vô tình đã phủ màu lên cảnh cũ, người xưa.
Ví dụ:
+ Bà Huyện Thanh Quan khi về lại thành Thăng Long:
"Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương"
(Thăng Long thành hoài cổ)
+ Nguyễn Du cũng buồn thương cho câu chuyện của nàng Tiểu Thanh:
"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư"
(Độc Tiểu Thanh kí)
2. Hình tượng các bô lão với sự liên tưởng và trận chiến trên sông Bạch Đằng lịch sử
- Hình tượng các bô lão:
+ Có thể là hình ảnh thực của các bô lão mà tác giả gặp trên sông trong chuyến đến thăm sông Bạch Đằng.
+ Có thể là sự hư cấu từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả.
-> Dù là hình ảnh thực hay hư cấu, hình ảnh các bô lão hiện lên đã gợi lại hình ảnh của hội nghị Diên Hồng với ý chí quyết chiến, quyết thắng.
=> Quay trở lại quá khứ để sống lại với những giây phút lịch sử hào hùng.
- Các bô lão theo sở cầu của khách đã kể lại trận chiến trên sông Bạch Đằng: Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng Thao.
+ Chiến thắng của vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo dẫn quân đánh thắng giặc Nguyên Mộng, bắt sống Ô Mã Nhi (tướng giỏi của Trung Quốc- nhà Nguyên).
+ Ngô Quyền đánh thắng Hoằng Thao (con trai vua Nam Hán – Lưu Cung).
a. Kể lại chiến công trên sông Bạch Đằng
- Diễn biến trận đánh đến kết thúc.
- Trận chiến mở màn hết sức gay cấn với tương quan về thế lực giữa ta và địch khá cân bằng:
Ta | Địch |
- Thuyền bè muôn đội. - Tinh kì phấp phới. - Hùng hổ sáu quân. - Giáo gươm sáng chói. => Những con số ước lệ chỉ sự vô cùng. => Nghệ thuật phóng đại. |
- Quân đông, tướng mạnh. - Thế cường, chước dối. - Quét sạch nam bang bốn cõi. => Sử dụng thành công các điển tích điển cố. |
=> Cân sức cân tài.
- Diễn biến vô cùng ác liệt:
+ Không phân thắng bại.
+ Đất trời rung chuyển:
- Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ.
- Bầu trời đất chừ sắp đổi.
-> Những cuộc biến thiên kinh thiên động địa.
-> Hình ảnh phóng đại làm cho tầm vóc trận đánh sánh ngang tầm vóc vũ trụ.
- Kết quả: Thất bại nhục nhã:
+ Chính nghĩa chiến thắng
+ Phi nghĩa thất bại
+ Tác giả mượn hai điển tích để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của giặc:
- Trận Xích Bích: Chu Du dùng thế hỏa công của Gia Cát Lượng, đốt thuyền, đánh tan 82 vạn quân của Tào Tháo.
- Trận Hợp Phì: Tạ Huyền đánh tan 100 vạn quân của Bồ Kiên.
-> Giặc hùng hổ kéo sang, quân đông tướng mạnh nhưng vẫn chuốc lấy thất bại.
=> Chuốc nhục muôn đời.
Tác giả đưa ra hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử, của hai người lỗi lạc trong lịch sử để nâng tầm vóc của chúng ta với những chiến công vang dội, chiến thắng hào hùng.
* Nhận xét giọng điệu và nghệ thuật kể chuyện của các bô lão:
- Giọng điệu: nhiệt huyết, tự hào.
-> Trận chiến được kể lại sinh động.
- Nghệ thuật kể chuyện: các bô lão dùng hình ảnh phóng đại, các điển cố, điển tích.
-> Nâng tầm vóc của chiến thắng, chiến công.
b. Các bô lão bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng
- Các bô lão đã thể hiện những suy ngẫm về nguyên nhân ta thắng, địch thua dựa trên binh pháp cổ.
Binh pháp cổ khẳng định chiến thắng bao giờ cũng phụ thuộc vào các yếu tố địa linh nhân kiệt:
+ Địa linh: trời đất cho nơi hiểm trở: cửa biển Bạch Đằng với lợi thế về thủy triều để ta tổ chức các trận địa cọc trên sông
+ Nhân kiệt: yếu tố con người. Con người mang trong mình những đặc điểm nổi bật sau:
- Trí tuệ: nhân tài giữ cuộc địa an (vua và tướng):“đại vương coi thế giặc nhàn”: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người cầm đầu. => Giành chiến thắng vang dội.
- Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc: giặc tan muôn thuở thanh bình, bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao, nhân đức.
=> Các bô lão coi trọng hơn vai trò của con người. Đặc biệt nhấn mạnh hơn yếu tố đạo lí, nhân nghĩa của con người.
- Các bô lão cất lời ca mang ý nghĩa tổng kết:
+ Quy luật của tự nhiên: qua hình ảnh dòng sông Bạch Đằng chảy về biển Đông
+ Quy luật của cuộc đời: Những người bất nghĩa tiêu vong, nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh:
“Nhân nhân hề văn danh
Phỉ nhân hề câu dẫn”
(Những người lưu đức thì lưu danh
Những kẻ bất nhân thì sẽ bị hủy diệt)
3. Lời ca – lời bình luận của khách
- Khách cất lên lời ca như sự hô ứng với lời ca của các vị bô lão.
- Nội dung của lời ca:
+ Cụ thể hóa chân lí của các bô lão đã bình luận ở trên: anh hùng lưu danh ở đây chính là hai vị thánh quân anh minh: Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông sẽ lưu danh muôn thuở, tiếng thơm lưu truyền mãi mãi.
+ Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng lịch sử ghi dấu những chiến công anh hùng suốt chiều dài lịch sử đất nước.
Mượn ý trong câu thơ Đỗ Phủ “Tịnh tẩy giáp binh trường bất dục” (rửa sạch vũ khí mãi mãi không dùng đến) -> mong muốn hòa bình
-> Đây cũng chính là mục đích của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
+ Khẳng định vai trò của con người, đặc biệt là yếu tố nhân đức.
-> yếu tố nhân đức, yếu tố quyết định làm nên chiến thắng, không phải “nửa do sông núi, nửa do người” mà là yếu tố cốt lõi là nhân đức của con người.
=> Nội dung nhân văn sâu sắc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng.
- Ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
- Thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp đề cao vị trí của con người trong lịch sử.
2. Đặc sắc nghệ thuật: đỉnh cao của nghệ thuật phú trong văn học Trung đại Việt Nam:
- Kết cấu đơn giản, quen thuộc, bố cục chặt chẽ.
- Xây dựng hình tượng nhân vật nghệ thuật: hình tượng khách và hình tượng các bô lão.
- Lời văn biền ngẫu, ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây