Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài giảng SVIP
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I.Tiểu dẫn
- Vị trí: Từ câu 2213 đến câu 2230
- Diễn biến: Sau khi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều bán mình, lấy Mã Giám Sinh làm chồng. Nào ngờ Kiều rơi vào tay buôn người Tú Bà. Kiều không chịu tiếp khách và định tự vẫn nên Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích giam lỏng và bày mưu cho Sở Khanh dụ Kiều bỏ trốn. Kiều bỏ trốn và bị bắt, bấy giờ nàng chấp nhận cuộc đời "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Nàng gặp Thúc Sinh, Thúc Sinh chuộc nàng về làm vợ bé nhưng Kiều bị Hoạn Thư - vợ cả đánh ghen nên bỏ trốn lên chùa. Nào ngờ sư Giác Duyên lại vô tình trao nàng cho bọn buôn người Bạc Bà, Bạc Hạnh. Tại lầu xanh, Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải dùng ngàn lượng vàng chuộc nàng ra, lấy làm vợ. Từ Hải giúp nàng báo ân báo oán và rồi lại ra đi thực hiện tráng trí nam nhi. Đoạn trích "Chí khí anh hùng" ra đời trong bối cảnh ấy.
- Đây là đoạn thơ tuyệt khéo do Nguyễn Du sáng tạo, khác hẳn với nguyên tác, nhằm gửi gắm vào đó hình tượng người anh hùng có nghĩa lớn, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về người anh hùng dám đứng lên chống lại triều đình mục ruỗng.
II. Tìm hiểu đoạn trích
1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp
- "Nửa năm hương lửa đương nồng":
+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất. Đây là giai đoạn vợ chồng Từ Hải - Thúy Kiều đương lúc hạnh phúc, mặn nồng nhất.
+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “Trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng. Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn. Vì vậy mà Từ Hải quyết tâm ra đi.
=> Nói như nhà phê bình Hoài Thanh thì: "Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương".
2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ
- "Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương":
+ "Lòng bốn phương": chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. Trong xã hội phong kiến, làm trai phải lập nên sự nghiệp lớn và để lại tiếng thơm muôn đời. Bốn phương là nam bắc đông tây, còn có nghĩa là thiên hạ, thế giới. Theo Kinh Lễ, xưa sinh con trai, người ta làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng, nói tắt là tang bồng, bắt ra bốn phương với mong muốn sau này người con trai làm nên sự nghiệp lớn. Bốn phương được hiểu là chí nguyện lập công danh, sự nghiệp của kẻ làm trai.
"Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên"
"Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng"
"Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển"
Phạm Ngũ Lão có sự nghiệp lớn những vẫn cảm thấy thẹn. Như vậy, chí nam nhi, lập công danh là vấn đề rất quan trọng đối với người quân tử.
+ "Động lòng": chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức. Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.
+ "Thoắt": chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở. Từ này diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình. Từ Hải đúng là một anh hùng mang tráng chí bốn phương.
+ "Trượng phu": sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.
=> Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.
- "Quyết lời dứt áo ra đi...": Sử dụng một loạt các từ ngữ:
+ "Thẳng rong": đi liền một mạch
+ "Quyết lời, dứt áo": Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn. Ra đi trong tâm thế ung dung. Khí phách của bậc đại trượng phu.
"Ghé vái gánh đỡ sơn hải
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu"
Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:
Ví dụ: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"
3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều
- Lời thoại của Thúy Kiều: Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:
"Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi."
Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”. Kiều mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng và được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng. Đây là những ước nguyện hoàn toàn chính đáng của Kiều.
- Từ Hải trách Thúy Kiều:
"Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình"
Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc, thấu hiểu mình vậy mà sao Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi. Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ Hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu. Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.
- Lời ước hẹn của Từ Hải:
"Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm ra rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia"
Bằng việc sử dụng hàng loạt số từ số nhiều: "mười vạn"; động từ: "dậy đất, rợp đường", Nguyễn Du đã vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển. Đây vừa là lời động viên, đồng thời cũng là lời cam kết cho thấy sự tự tin, dũng khí ra đi của Từ Hải. Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.
- Từ Hải an ủi Thúy Kiều:
"Bằng nay bốn biển không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
Đành rằng chờ đó ít lâu
Trầy trăng là một năm sau vội gì"
-> Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại. Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.
4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng
- Các hình ảnh: "Bốn phương", "Trời bể mênh mang", "Bốn bể", "Gió mây, dặm khơi", "Cánh chim bằng". Đây đều là những không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ. Các hình ảnh này đã thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.
- "Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi": tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn. Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Từ Hải:
+ Phẩm chất + chí khí của người anh hùng
+ Khát vọng làm nên sự nghiệp lớn.
=> Gửi gắm ước mơ về tự do và công lí trong xã hội cũ.
2. Nghệ thuật
Xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải:
- Là hình tượng có tính ước lệ:
+ Qua các từ ngữ hình ảnh: trượng phu, thanh gươm yên ngựa
+ Qua các hành động, cử chỉ: lên đường thẳng rong
- Là hình tượng con người vũ trụ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây