Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
I. Khái niệm, đặc điểm
1.
- Các văn bản (1), (2), (3) được người viết tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Mỗi văn bản là phương tiện để trao đổi tư tưởng, tình cảm, hiểu biết (kinh nghiệm) đối với người đọc.
- Dung lượng mỗi văn bản dài ngắn khác nhau, được viết bằng những thể loại khác nhau: có văn bản 1 câu, có văn bản gồm nhiều câu, được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.
2.
- Văn bản (1) đề cập đến kinh nghiệm trong cuộc sống. (kinh nghiệm trọng việc kết bạn)
- Văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội.
- Văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị. (lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
=> Mỗi vấn đề được triển khai nhất quan và có sự liên kết về mặt nội dung và hình thức.
3. Sự mạch lạc được triển khai trong văn bản (2), (3)
- Văn bản (2): mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý, mỗi ý là 1 cặp câu, được liên kết với nhau bởi cặp từ "thân em".
- Văn bản (3), sự mạch lạc được thể hiện trong hình thức với kết cấu 3 phần:
+ Mở bài: Gồm tiêu đề và câu "Hỡi đồng bào cả nước".
+ Thân bài: Tiếp đến "thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".
+ Kết bài: Còn lại.
4. Dấu hiệu của mở đầu và kết thúc ở văn bản (3):
- Mở đầu: Hỡi đồng bào cả nước => Mở đầu bằng lời kêu gọi, nhằm dẫn dắt người đọc chú ý vào nội dung.
- Kết bài: Là hai khẩu hiệu (lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của đồng bào.
5. Mục đích của việc tạo lập mỗi văn bản:
- Văn bản (1): cung cấp cho người đọc 1 kinh nghiệm sống.
- Văn bản (2): nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Văn bản (3): lời kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
II. Các loại văn bản
1. So sánh văn bản (1), (2) với văn bản (3):
- Về vấn đề được đề cập trong văn bản:
+ Văn bản (1): nói đến kinh nghiệm sống.
+ Văn bản (2): nói đến thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.
- Từ ngữ trong văn bản (1), (2) thuộc từ ngữ thông thường trong cuộc sống còn từ ngữ trong văn bản (3) thuộc lĩnh vực chính trị.
- Văn bản (1), (2) sử dụng hệ thống hình ảnh giàu tính hình tượng còn văn bản (3) chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung.
=> Văn bản (1), (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. So sánh văn bản (2), (3) với một bài trong sách giáo khoa thuộc môn học khác hoặc đơn xin nghỉ học (4), giấy khai sinh (5):
a.
- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực chính trị.
- Văn bản trong sách giáo khoa thuộc môn học khác dùng trong lĩnh vực khoa học.
- Giấy khai sinh, đơn xin nghỉ học dùng trong lĩnh vực hành chính.
b. Mục đích giao tiếp của mỗi loại văn bản:
- Văn bản (2) nhằm bộc lộ cảm xúc.
- Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Văn bản (4) nhằm truyền thụ kiến thức khoa học trong nhiều lĩnh vực.
- Văn bản (5) nhằm trình bày những sự việc liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.
c. Từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản:
- Văn bản (2): dùng từ ngữ giàu hình ảnh, các liên tưởng nghệ thuật.
- Văn bản (3): dùng từ ngữ chính trị, xã hội.
- Văn bản (4): dùng từ ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.
- Văn bản (5): dùng từ ngữ thuộc lĩnh vực hành chính.
d. Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:
- Văn bản (2): có kết cấu ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.
- Văn bản (3): có kết cấu 3 phần mạch lạc.
- Văn bản (4): có kết cấu mạch lạc theo các chương, mục của bài học.
- Văn bản (5): có kết cấu và trình bày theo mẫu có sẵn. (có quốc hiệu, tiêu ngữ, nội dung, kí tên)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây