Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ VÀ LẬP LUẬN
1. Luận điểm
a. Trong bài Chống nạn thất học, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta, từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể:
- Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.
- Mọi người Việt Nam phải hiểu biết về quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
Đọc những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.
Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận.
2. Luận cứ
Ở bài Chống nạn thất học, để làm rõ luận điểm, tác giả đã đưa ra hệ thống lí lẽ sáng rõ, đúng đắn, dẫn chứng chân thực làm cơ sở. Có thể thấy điều này khi phân tích hệ thống lí lẽ và dẫn chứng của bài văn:
- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ).
- Nay đã giành được độc lập, để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết.
- Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình,… phụ nữ…, thanh niên…)
3. Lập luận
Các luận cứ được trình bày như sau: Dân ta 95% mù chữ -> muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức -> phải biết đọc, biết viết -> bằng mọi cách để học đọc, học viết -> phụ nữ càng phải học -> thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học.
II. LUYỆN TẬP
- Vấn đề nghị luận: tập thói quan tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
- Luận điểm chính của bài văn thể hiện ở các câu, các dòng sau:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Luận điểm chính trên được triển khai với các lí lẽ:
+ Trong cuộc sống có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách…) và có thói quen xấu.
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa.
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống. (Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi,…)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây