Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn ý
3. Viết bài
4. Đọc lại và sửa chữa
Ghi nhớ:
* Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
* Dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
* Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
II. LUYỆN TẬP
Viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài giải thích nội dung câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước nà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việc đi để mà học lấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta càng cần phải “đi cho biết đó biết đây” để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.
- Nói một cách công bằng thì bài học đã được nhân dân ta đúc kết trong câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật chội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây