Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN
Hi-pô-lít Ten
1. Xác định bố cục hai phần của bài văn nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.
* Xác định bố cục hai phần và đặt tiêu đề cho từng phần:
- Phần 1: Giọng chú cừu non … bao nỗi buồn và tốt bụng như thế: Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten và trong văn bản của Buy-phông.
- Phần 2: Còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten và trong văn bản của Buy-phông.
* Hai phần của bài văn đều sử dụng biện pháp lập luận so sánh. So sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten và trong văn bản của Buy-phông.
Hai phần đều được triển khai theo trật tự: đưa cách viết của La Phông-ten trước, của Buy-phông sau. Song cách triền khai ở hai phần không giống nhau: Phần 1 nói về con cừu dưới ngòi bút La Phông-ten, tác giả không miêu tả cụ thể mà đưa ra đoạn trích bằng thơ Chó sói và Chiên con của La Phông-ten. Cách triền khai như vậy đã không tạo ra sự lặp lại trong bài văn nghị luận mà vẫn có sức thuyết phục cao với người đọc.
2. Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói?
* Nhà khoa học Buy-phông đã nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào quan sát tập tính tự nhiên của chúng. Nhận xét đó vừa đúng đắn vừa mang tính khách quan.
* Buy-phông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài sói vì ông quan sát chúng từ thực tế đời sống, dựa trên tập tính sinh hoạt với các đặc điểm tự nhiên của chúng.
3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?
* La Phông-ten đưa ra một tình huống đáng thương của chú cừu non (chiên con) tội nghiệp. Chú cừu non đang uống nước thì gặp sói già độc ác đang trong tình trạng “dạ trống không” nên sói đã viện mọi lí do để ghép tội cho chú cừu non. Mặc dù cừu non nói lí lẽ, trình bày sự vô tội của mình, sói không hề đếm xỉa đến lẽ phải, đã ăn thịt cừu non.
La Phông-ten xây dựng hình tượng chú cừu non giống thực tế. Đó là hình ảnh một chú cừu nhút nhát, sợ sệt, có phần ngốc nghếch giống sự quan sát của nhà khoa học Buy-phông.
* Sáng tạo của La Phông-ten: chú cừu có cảm xúc, biết suy nghĩ, nói năng, lập luận như con người. Ngôn ngữ đối đáp của cừu non với sói như lời của một đứa trẻ tội nghiệp trước sự bắt bí, chèn ép của một người lớn tuổi.
Đối chiếu với Buy-phông: Nếu Buy-phông nhận xét về loài cừu dựa trên quan sát trực quan về đời sống tự nhiên, về tập tính của chúng thì La Phông-ten lại xây dựng chúng bằng cảm quan của người nghệ sĩ. La Phông-ten nhìn loài vật này có đời sống tâm hồn phong phú: sợ sệt, nhút nhát, đáng thương, buồn rầu và cũng rất thân thương, tội nghiệp.
4. Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).
Trong bài nghị luận, H.Ten đưa ra kết luận: “Buy-phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn La Phông-ten dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc. Song hình tượng chó sói trong bài Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).
Trong bài thơ, sói là hiện thân của một “con quái ác”, “một bạo chúa khát máu”. Sự độc ác của nó thể hiện qua tiếng gầm thét: “thét vang”, “gầm lên” khi đối mặt với cừu non. Mặc cho cừu non hết lời phân bua phải trái phản bác lại sự ghép tội vô lí của sói già, sói độc ác vẫn lao vào ăn thịt cừu non tội nghiệp không cần đếm xỉa đến lẽ phải.
Chính vì sự độc ác, hung dữ nên bị các loài vật đời đời căm ghét. Và có lẽ cũng chính vì sói luôn bị căm ghét nên nó đã ghi thành dấu ấn, khi gặp cừu non nó cũng thừa nhận mình luôn bị nói xấu, bị căm ghét.
Sự độc ác và đáng ghét của chó sói được miêu tả ở mọi phương diện: giọng quát nạt, tiếng gầm dữ dội, lời lẽ hung hăng, hành động độc ác ăn thịt cừu non.
Cái cười thoáng qua khi người đọc nhận ra sự vô lí của những lí do sói đưa ra để hăm dọa, bắt lỗi cừu non: “làm đục nước đầu nguồn”, “năm ngoái nói xấu ta”… trong khi cừu uống nước dưới hạ lưu cách xa nguồn nước, năm ngoái cừu cũng chưa ra đời. Và cả bộ dạng khổ sở hóa rồ, hung hăng vì đói, vì ngu ngốc mà cứ ra oai bắt nạt kẻ yếu. Tuy nhiên, sau khi cười, ta càng thấy con sói đáng ghét, đáng khinh hơn vì chính sự vô lí quá quắt và bộ dạng độc ác của nó.
Như vậy, có thể thấy trong bài thơ Chó sói và cừu non, con sói là hình tượng đáng ghét và sự độc ác, vì bộ dạng vô lại, hung bạo hơn là một kẻ ngu ngốc đáng cười.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây