Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
CON CÒ
(Chế Lan Viên)
Câu 1. Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?
Trả lời
- Bài thơ được phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong ca dao. Trong ca dao, hình ảnh con cò thường ẩn dụ với người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống đầy vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu phẩm chất tốt đẹp.
- Trong đoạn đầu của bài thơ, tác giả có nhắc lại một số câu ca dao quen thuộc hoặc những từ ngữ về hình ảnh con có và mở rộng ý nghĩa biểu tượng để biểu hiện lòng mẹ lớn lao, sâu nặng đối với con và những lời hát ru.
Câu 2. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?
Trả lời
- Đoạn I: Hình ảnh con cò qua những lời hát ru đến với tuổi thơ.
- Đoạn II: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và theo cùng con người trên mọi chặng đường của cuộc đời.
- Đoạn III: Từ hình ảnh con cò, suy nghĩ về ý nghĩa của lời rụ và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
=> Bài thơ được bố cục theo sự phát triển của hình tượng trung tâm (con cò) trong mối quan hệ đời người từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, suốt cả cuộc đời.
Câu 3. Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả.
Trả lời
- Hình ảnh con cò được gọi trực tiếp từ những câu ca dao làm lời hát ru:
(1) Con cò bay lả, bay la
Bay từ Cổng phủ bay ra cánh đồng.
(2) Con cò bay lả, bay la
Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng.
(3) Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
=> Tác giả vận dụng ca dao một cách linh hoạt, sáng tạo để gợi nhớ hình ảnh con cò trong nếp nghĩ của dân tộc Việt Nam, đó là những người nông dân sống trên đồng bằng khắp nước Việt là những phụ nữ nhọc nhằn, cam chịu, kiên nhẫn nuôi con, chung thủy với chồng.
Câu 4.
Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:
- Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
- Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên?
Trả lời
- Hình tượng con cò là hình tượng người mẹ Việt Nam. Những người mẹ nhọc nhằn, vô danh và thầm lặng, hi sinh và thương yêu con cho đến suốt đời.
- Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nỗi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
Câu 5. Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ?
Trả lời
- Thể thơ tự do, nhịp ngắn, chậm diễn tả vẻ suy ngẫm như giọng tâm sự thầm thì của mẹ bên tai con, làm cho bài thơ truyền cảm, như những lời thủ thi tâm tình của một người mẹ bên chiếc nôi con thơ.
- Hình tượng con cò là hình tượng cũ, được sáng tạo lại mới mẻ trong thơ Chế Lan Viên, Những điệp ngữ như điệp khúc, như lời vỗ về “ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên” trong câu hát dân gian làm cho bài thơ có sức lay động. Ví dụ:
Cò đứng ở quanh nôi
...
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây