Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
I. VẬN NƯỚC (QUỐC TỘ)
Câu 1: Tác giả sử dụng phép so sánh để nhấn mạnh sự bền chặt, trường tồn, thịnh vượng của đất nước. Câu thơ cũng khẳng định tình đoàn kết dân tộc, niềm tin của tác giả vào vận nước.
Câu 2: Qua hai câu thơ đầu:
- Hoàn cảnh đất nước: Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc (Loạn 12 xứ quân, kháng chiến chống Tống), đất nước ta bắt đầu thời kì ổn định. Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến hùng vường và trường tồn.
- Tâm trạng của nhà thơ: vui, phấn khởi, lạc quan, tin tưởng vào tương lai của đất nước.
Câu 3: Chữ "vô vi" khẳng định: Nếu muốn cho đất nước thái bình, người trị quốc phải dùng cái đức, cái tài của mình để cảm hóa nhân dân. Quan điểm "đức trị" của nhà thơ được tập trung chủ yếu ở hai chữ "vô vi".
Câu 4: Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống yêu nước, chuộng hòa bình. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
II. CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI (CÁO TẬT THỊ CHÚNG)
Câu 1:
- Hai câu đàu nói lên quy luật hóa sinh của tự nhiên, của con người. Thiên nhiên và con người luôn nằm trong sự vận động, chảy trôi của thời gian. Đây là vòng luân hồi, là quy luật tất yếu của sự sống.
- Nếu đảo ngược câu 2 lên trước thì mặc dù vẫn nói về vòng tuần hoàn nhưng nó sẽ không còn theo chu trình hoa nở, hoa tàn nữa mà nhấn mạnh đến sự ra đời, sự tái sinh nhiều hơn: xuân qua rồi xuân tới, hoa rụng rồi hoa tươi. (Bởi thường vế sau, câu sau trong một bài thường sẽ là ý được nhấn mạnh).
Câu 2:
- Câu 3, 4 trong bài nói về quy luật: sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm của đạo Phật.
- Hai câu thơ cho thấy niềm bâng khuâng, tiếc nuối của tác giả trước sự đối lập giữa thời gian của vũ trị (thì vô thủy vô chung) còn thời gian của đời người (thì ngắn ngủi, hữu hạn).
Câu 3:
Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo ; khi con người đã giác ngộ đạo (hiểu được chân lí và quy luật) thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường. Thiền sư đắc đạo trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn. Theo cách giải thích này nội dung ý tức của hai câu thơ cuối không hề có chút gì mâu thuẫn với nhau.
Trong quan niệm của người xưa, hoa mai là loài hoa chịu được cái giá rét của mùa đông. Trong sương tuyết lạnh, mai vẫn nở hoa, báo hiệu cho mùa xuân đến. Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thử thách, gian nan. Hình tượng hoa mai vì thế tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người.
Câu 4: Bài kệ cho thấy lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả:
- Cách mở đầu và kết thúc là một vòng tuần hoàn, lặp lại không hồi kết: hoa nở - hoa toàn - hoa nở. Điểm mút của vòng tuần hoàn là sự sinh sôi, cho thấy thái độ lạc quan, tin tưởng của tác giả vào những quy luật của cuộc sống.
- Sự cảm nhận về cảnh thiên nhiên và quy luật của đời người tràn đầy cảm hứng, tư tưởng của Phật giáo và tinh thần ngộ đạo. Bởi nếu không ngộ đạo, hẳn tác giả vẫn lung lạc bởi sự "tàn lụi", bởi "lão, bệnh, tử".
- Bài kệ được tác giả viết khi đang đau yếu nhưng qua lời thơ vẫn toát lên sự bình thản, yêu đời và trạng thái khỏe khoắn về tinh thần, sự bản lĩnh và phong thái ung dung tự tại.
III. HỨNG TRỞ VỀ (QUY HỨNG)
Câu 1:
Nỗi nhớ quê hương luôn là cảm xúc thường trực của người li khách. Trong bài thơ, nỗi nhớ ấy được biểu hiện bằng những hình ảnh gần gũi và giản dị nhất: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoang thoảng hương thơm, cua đương lúc béo.
=> Đây đều là những hình ảnh giàu sức gợi, cho thấy sự gắn bó máu thịt của tác giả với quê hương, đặc biệt là vùng nông thôn.
Câu 2:
Thơ văn trung đại có nhiều biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước: ý thức về chủ quyền dân tộc, thể hiện lòng yêu nước căm thù giặc, yêu thiên nhiên,... và nỗi lòng của kẻ li hương hay cái tình với non sông, với quê hương cũng góp vào đó một mảnh ghép, một cung bậc của tình yêu nước.
Đặc biệt hơn, tình yêu nước của tác giả còn được thể hiện qua nỗi khao khát được trở về. Được cảm nhận và thưởng thức những hương vị của quê hương ấy.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây