Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
Câu 1:
Lời trình bày của Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước:
"Ngày xưa, Triệu Vũ dựng nước,... đó là thượng sách giữ nước vậy."
- Trần Quốc Tuấn cho rằng chống giặc phải tùy thời mà tạo thế, binh pháp chống giặc mỗi thời mỗi khác, quan trọng là biết vận dụng linh hoạt để giành thắng lợi.
- Trong binh pháp đánh giặc, giặc hung hãn như lửa thì dễ chống ngự, giặc tiến chậm như tằm thì phải chọn tướng giỏi. => Điều quan trọng nhất là phải "có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được".
- Thượng sách của giữ nước là "khoan thư sức dân" để làm kế sau rễ bền gốc (giảm tô thuế, bớt bình phạt, chăm lo đời sống nhân dân yên ổn, an vui...). => Tư tưởng thân dân, lấy nhân dân làm gốc rễ. (giống Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo).
Câu 2:
a. Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến gia nô và 2 người con và thái độ của ông trước những câu trả lời:
- Trước câu trả lời của Yết Kiêu, Dã Tượng: ông cảm phục, khen ngợi hai người.
- Trước câu trả lời của con trưởng Hưng Vũ Vương: ông vui mừng đồng tình, ngầm cho là phải.
- Trước câu trả lời của con thứ Hưng Nhượng Vương: ông cho là có ý bất trung. Ông nổi giận định chém đầu, căn vặn sau này chết, ông không cho con nhìn mặt lần cuối.
b. Ý nghĩa:
- Thể hiện lòng trung của Trần Quốc Tuấn, không tư lợi mà luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên.
- Là người thận trọng, nhìn xa trông rộng, quyết đoán trong suy nghĩ, hành động.
- Là người có tình cảm chân thành, thẳng thắn, nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
Câu 3:
a. Đặc điểm nổi bật về nhân cách của Trần Quốc Tuấn:
- Trần Quốc Tuấn là vị tướng có tài thao lược, có tầm nhìn xa trông rộng. (Ông có tài binh pháp, ứng phó linh hoạt với thế giặc, biết kết hợp giữa "thời" và "thế", thấy được tầm quan trọng của sức dân).
- Trần Quốc Tuấn còn là bậc trung quân ái quốc, luôn đặt mình trong mối quan hệ vua - tôi, quân - dân, gắn với quyền lợi của bách gia trăm họ.
=> Tài trí là thiên bẩm, nhưng quan trọng hơn, Trần Quốc Tuấn không tách rời giữa tài và đức. Ông luôn trung thành và hết lòng với vua, với nước.
b. Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của tác giả ở chỗ là luôn đặt nhân vật trong những tình huống có tính chất thử thách:
- Trong quan hệ với nước: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng".
- Trong quan hệ với vua, với dân: Ông dùng tài binh pháp của mình để đưa ra cho vua những kế sách phù hợp, không quên nhắc nhở vua: "khoan thư sức dân" - chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, lấy nhân dân làm gốc rễ)
- Trong quan hệ với con cái, ông nghiêm khắc giáo dục, dạy con biết khiêm tốn, trung nghĩa.
Câu 4: Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích:
- Đoạn trích được kể theo lối đảo ngược: lấy mốc Trần Quốc Tuấn bị ốm nặng làm điểm nhìn hồi cố, kể về xuất thân, tài mạo, quan hệ với vua, con cái và gia nô.
- Cách kể ngắn gọn, cô đọng, chân thực, tự nhiên, hấp dẫn theo lối văn sử triết bất phân.
- Kể sử nhưng Ngô Sĩ Liên vẫn dành những lời bình luận thể hiện thái độ với nhân vật lịch sử ( ví dụ: "ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy", "ông lại khéo tiến cử", "ông lo nghĩ tới việc sau khi mất như thế đấy",...)
=> Viết về nhân vật lịch sử kiệt xuất như Hưng Đạo Đại Vương khó có một cách viết nào sắc sảo hơn ngòi bút của người chép sử vừa có tâm vừa có tài nổi tiếng như Ngô Sĩ Liên.
Câu 5: Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh "tráp đựng kiếm có tiếng kêu" có ý nghĩa:
- Cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa.
- Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mưc họ đã thần thánh hóa ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giữ nước.
=> Đáp án A, B
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây