Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
- Để làm tốt một bài văn thuyết minh thì điều quan trọng nhất là phải hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh.
- Nhưng chỉ vậy thì chưa đủ mà cần có phương pháp thuyết minh phù hợp.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học.
(1) Đoạn 1: tác giả sử dụng phương pháp nêu ví dụ, liệt kê. Các ví dụ được nêu ra có kèm cả bình luận. Mục đích: làm nổi bật việc Trần Quốc Tuấn khéo tiến cử nhiều người tài giỏi cho đất nước. => Ông là người yêu nước.
(2) Đoạn 2: tác giả sử dụng phương pháp định nghĩa, phân tích. Tác giả giới thiệu về nhà thơ Ba-sô và lịch sử các bút danh mà nhà thơ từng sử dụng.
(3) Đoạn 3: tác giả sử dụng phương pháp so sánh, nêu số liệu. Mục đích: đưa ra những kiến thức khoa học về tế bào trong cơ thể con người.
(4) Đoạn 4: tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhằm miêu tả các vật dụng và cách chơi trò hát trống quân.
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh.
a. Thuyết minh bằng chú thích:
- Câu "Ba-sô là bút danh." (trong đoạn 2) không nhằm nêu lên được những đặc điểm, bản chất giúp người đọc phân biệt được Ba-sô với các nhà thơ khác. Nên có thể khẳng định rằng câu văn trên không sử dụng phương pháp định nghĩa.
(chỉ có câu đầu "Ba-sô là một thi sĩ - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ XVII." mới nêu ra đặc điểm về nhà Ba-sô).
- Câu "Ba-sô là bút danh." được thuyết minh bằng cách chú thích.
Thêm một vài ví dụ:
VD1: Ba-sô là bút danh. Ba-sô là tên hiệu. Ba-sô là tên chữ.
VD2: Ba-sô là nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản, đặc biệt là với sáng tác bằng thơ Hai-cư. Trong tác phẩm của mình, ông thường dùng nét chấm phá, chừa nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc.
- So sánh 2 phương pháp thuyết minh:
+ Giống nhau: Đều có cấu trúc cơ bản: A là B.
+ Khác nhau:
Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa | Phương pháp thuyết minh bằng chú thích |
Đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn. (tác giả trong nền văn học, loài vật trong giống loài,...) | Nêu ra tên gọi khác hoặc cách nhận biết khác về đối tượng. |
Chỉ ra đặc điểm, bản chất của đối tượng để phân biệt đối tượng đó với đối tượng khác cùng loại. => Đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy cao. |
Đưa ra 1 vài đặc điểm, cách nhận biết, có thể chưa phản ánh đầy đủ. => linh hoạt, mềm dẻo, phong phú trong cách diễn đạt. |
Ví dụ: Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. | Ví dụ: Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. |
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả:
- Đoạn văn trên tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô với 2 nội dung:
(1) Niềm say mê cây chuối của Ba-sô.
(2) Lai lịch của bút danh Ba-sô.
=> Nhưng mục đích (2) là chủ yếu.
- Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau. Vì từ niềm say mê cây chuối (nguyên nhân) mới dẫn đến việc ông đặt bút danh là Ba-sô (kết quả)
- Mối quan hệ ấy được trình bày một cách hợp lí: giải thích trước, sau đó đưa ra kết luận. Tác giả dùng cách nói hình ảnh bóng bẩy, khai thác vấn đề ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Người làm văn căn cứ vào mục đích và đối tượng thuyết minh mà có thể chọn những phương pháp thuyết minh cho phù hợp.
2. Việc vận dụng phương pháp thuyết minh nhằm mục đích:
- Nói rõ về sự vật hay hiện tượng.
- Tạo sự hứng thú, hấp dẫn đối với người đọc.
IV. LUYỆN TẬP
Câu 1:
- Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn là:
+ Phương pháp chú thích: "Hoa lan đã được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là "Nữ hoàng của các loài hoa".
+ Phương pháp phân tích, giải thích: "Họ lan thường được chia thành hai nhóm: Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục."
+ Phương pháp nêu số liệu: "Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, sắc màu."
- Nhận xét: Người viết đã đưa ra những kiến thức khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam. Với việc sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh mà lời văn trở nên linh hoạt, sinh động, hấp dẫn người đọc.
Câu 2: Viết lời giới thiệu của anh (chị) về nghề truyền thống của nước mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm...) trong buổi giao lưu với bạn bè quốc tế.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây