Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
I. KHÁI NIỆM VỀ LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Trong đoạn văn "Thư dụ Vương Thông lần nữa" của Nguyễn Trãi:
a. Kết luận (mục đích) của lập luận: chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá thì không thể nói việc binh đao được.
b. Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra:
- Người dùng binh giỏi là người biết xét thời thế.
- Được thời có thế thì biết biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
- Mất thời không thế thì mạnh biến thành yếu, yên thành nguy.
- Kết luận: bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là kẻ thất phu hèn kém, cầm chắc bại trận trong tay.
c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận, cái đích cần đặt tới.
II. CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN
1. Xác định luận điểm
a. Bài văn nghị luận bàn về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ trong thời kì mở cửa.
Quan điểm của tác giả trong bài viết: có ý phê phán hiện tượng sử dụng tiếng việt nước ngoài khá bừa bãi, không hợp lí ở nước ta.
b. Các luận điểm:
- Luận điểm 1: Tiếng nước ngoài (tiếng anh) đang lấn lướt tiếng việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.
- Luận điểm 2: Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ:
a. Các luận cứ cho mỗi luận điểm đều là những dẫn chứng thực tế.
- Luận điểm 1: có các luận cứ là:
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
+ Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
+ Trong khi đó, ở 1 vài thành phố của nước ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
- Luận điểm 2: có các luận cứ là:
+ Ở Triều Tiên, có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp.
+ Trong khi đó ở nước ta, khá nhiều tờ báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta có cái "mốt" là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho "oai" trong khi đó người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận
a. Phương pháp lập luận được vận dụng là:
- Đoạn trích trong "Thư dụ Vương Thông lần nữa" của Nguyễn Trãi: sử dụng phương pháp diễn dịch và lập luận theo quan hệ nhân quả.
- Đoạn trích trong "Bản lĩnh Việt Nam" của Hữu Thọ: sử dụng phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.
b. Một số phương pháp lập luận thường được sử dụng trong văn bản nghị luận: phương pháp nêu phản đề, phương pháp loại suy, phương pháp so sánh tương đồng,...
III. LUYỆN TẬP
Câu 1:
- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa dạng.
- Luận cứ:
+ Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở ... giữa người với người.
+ Dẫn chứng: Tác giả liệt kê những tác phẩm cụ thể, giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học thời Lí đến văn học giai đoạn thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX.
- Phương pháp lập luận: quy nạp.
Câu 2:
a. Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích.
- Sách là phương tiện lưu trữ kho tàng tri thức của nhân loại.
- Sách giúp ta rèn luyện tư duy, tăng vốn tri thức, hiểu biết.
- Sách giúp ta khám phá và phát triển khả năng của bản thân.
- Sách thôi thúc sự sáng tạo và chắp cánh ước mơ cho mỗi người.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
- Môi trường sống của con người đang bị ô nhiễm nặng nề: tài nguyên đất, nước, không khí,... đều bị đe dọa.
- Đất đai: xói mòn, hoang mạc hóa (do chặt phá rừng bừa bãi, nhà máy công nghiệp mọc lên như nấm)
- Không khí: ô nhiễm nặng nề (do khi thải từ công nghiệp, sinh hoạt, từ những phương tiện giao thông,...)
- Nguồn nước: ngày càng bị nhiễm bẩn (nước sông hồ bị ô nhiễm nặng nề, nước sử dụng cho sinh hoạt chứa quá nhiều chất tẩy độc hại,...)
- Môi trường ô nhiễm nặng nề đặt con người trước bờ vực của sự suy thoái, bởi vậy cần có những biện pháp và tác động để cải tạo kịp thời...
c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
- Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
Câu 3. Học sinh chọn 1 luận điểm vừa xây dựng ở câu 2 để viết thành đoạn văn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây