Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài tập tự luận SVIP
Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc (như trong hình vẽ).
Trong mỗi trường hợp sau, tính số đo $\widehat{O_4}$, biết
$\widehat{O_1} - \widehat{O_2} = 70^{\circ}$;
$\widehat{O_1} + \widehat{O_2} + \widehat{O_3} = 325^{\circ}$.
Hướng dẫn giải:
Biết $\widehat{O_1} - \widehat{O_2} = 70^{\circ}$
Suy ra $\widehat{O_1} = \widehat{O_2} + 70^{\circ}$
Mà $\widehat{O_1}$ và $\widehat{O_2}$ là hai góc kề bù nên $\widehat{O_1} + \widehat{O_2} = 180^{\circ}$.
Thay $\widehat{O_1} = \widehat{O_2} + 70^{\circ}$ ta được $\widehat{O_2} + \widehat{O_2} + 70^{\circ} = 180^{\circ}$
Hay $2.\widehat{O_2} = 110^{\circ}$
Suy ra $\widehat{O_2} = 55^{\circ}$.
Mà hai góc $\widehat{O_2}$ và $\widehat{O_4}$ đối đỉnh nên $\widehat{O_4} = 55^{\circ}$
Biết $\widehat{O_1} + \widehat{O_2} + \widehat{O_3} = 325^{\circ}$.
Mà $\widehat{O_1}$ và $\widehat{O_2}$ là hai góc kề bù nên $\widehat{O_1} + \widehat{O_2} = 180^{\circ}$.
Suy ra $\widehat{O_3} = 325^{\circ} - 180^{\circ} =145^{\circ}$.
Mà $\widehat{O_3}$ và $\widehat{O_4}$ là hai góc kề bù nên $\widehat{O_4} = 180^{\circ} - 145^{\circ} = 35^{\circ}$.
Chứng minh rằng góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông.
Hướng dẫn giải:
Xét góc $xOy$ có góc kề bù là góc $xOz$.
Gọi tia $Ot$, $Ok$ lần lượt là tia phân giác của góc $xOy$ và góc $xOz$.
Khi đó, ta có:
$180^{\circ} = \widehat{xOy} + \widehat{xOz} = 2.\widehat{xOt} + 2.\widehat{xOk}$
Suy ra $\widehat{xOt} + \widehat{xOk} = 90^{\circ}$.
Vậy $Ot \perp Ok$.
Cho hai góc đối đỉnh. Vẽ một tia phân giác của một trong hai góc đó. Chứng minh rằng tia đối của tia này là tia phân giác của góc còn lại.
Hướng dẫn giải:
Giả sử hai đường thẳng $xx'$, $yy'$ cắt nhau tại $O$ và $Ot$ là tia phân giác của góc $xOy$ và $Ot'$ là tia đối của tia $Ot$.
Ta chứng minh $Ot'$ là tia phân giác của góc $x'Oy'$.
Từ hình vẽ ta thấy:
$\widehat{O_1} = \widehat{O_3}$ (hai góc đối đỉnh);
$\widehat{O_2} = \widehat{O_4}$ (hai góc đối đỉnh).
Mà $Ot$ là tia phân giác của góc $xOy$ nên $\widehat{O_1} = \widehat{O_2}$.
Suy ra $\widehat{O_3} = \widehat{O_4}$.
Mà tia $Ot'$ nằm giữa hai tia $Ox'$ và $Oy'$ nên $Ot'$ là tia phân giác của góc $x'Oy'$.
Cho góc tù $\widehat{AOB}$. Trong $\widehat{AOB}$ vẽ các tia $OC \perp OA$ và $OD \perp OB$.
a) Chứng minh $\widehat{AOD}=\widehat{BOC}$.
b) Chứng minh $\widehat{AOB}+\widehat{COD}=180^{\circ}$.
c) Gọi $O x, O y$ theo thứ tự là tia phân giác của các góc $\widehat{AOD}$ và $\widehat{BOC}$. Chứng minh $Ox \perp Oy$.
Hướng dẫn giải:
Vì các tia $OC$ và $OD$ ở trong góc $\widehat{AOB}$ nên:
$\widehat{AOD}=\widehat{AOC}-\widehat{COD} = 90^{\circ}-\widehat{COD}$ (1)
$\widehat{BOC}=\widehat{BOD}-\widehat{COD} = 90^{\circ}-\widehat{COD}$ (2)
Từ (1) và (2), suy ra: $\widehat{AOD}=\widehat{BOC}$.
b) Ta có
$\widehat{AOB}+\widehat{COD}=(\widehat{AOC}+\widehat{BOC})+\widehat{COD}=\widehat{AOC}+\widehat{BOC}+\widehat{COD}=\widehat{AOC}+\widehat{BOD}=90^{\circ}+90^{\circ}=180^{\circ}$
c) Từ giả thiết, ta có: $\widehat{AOD}=2 \cdot \widehat{xOD}$.
Mà $\widehat{xOy}=\widehat{xOD}+\widehat{DOC}+\widehat{COy}=2 \cdot \widehat{xOD}+\widehat{DOC}=\widehat{AOD}+\widehat{DOC}=\widehat{AOC}=90^{\circ}$.
Vậy $Ox \perp Oy$.
Cho góc $\widehat{xOy}$ và tia $Oz$ nằm trong góc đó sao cho $\widehat{xOz}=4 \cdot \widehat{yOz}$. Tia phân giác $Ot$ của góc $\widehat{xOz}$ thỏa mãn $Ot \perp Oy$.
Tính số đo của góc $\widehat{xOy}$.
Hướng dẫn giải:
Ta có $\widehat{zOy}=\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=4 \cdot \widehat{yOz}+\widehat{yOz}=5 \cdot \widehat{yOz}$ (1).
Mà $\widehat{yOt}=90^{\circ} \Leftrightarrow 90^{\circ}= \widehat{yOz}+\widehat{zOt}=\widehat{yOz}+\dfrac{1}{2} \widehat{xOz}=3 . \widehat{yOz} \Leftrightarrow \widehat{yOz}=30^{\circ}$ (2) .
Thay (2) vào (1), ta được: $xOz=5 . 30^{\circ}=150^{\circ}$.
Vậy $\widehat{xOy}=150^{\circ}$.