Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Luyện tập tả cây cối
(Tìm ý, lập dàn ý)
Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý:
1) Viết về gì?: Tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).
2) Sử dụng sơ đồ tư duy:
- Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).
- Sắp xếp ý:
+ Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.
+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.
+ Sắp xếp các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.
3) Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả cây cối đã học ở Bài 3.
Cấu tạo của bài văn tả cây cối
1. Mở bài: Giới thiệu cây chuối.
2. Thân bài:
* Tả từng bộ phận của cây:
- Từ xa nhìn lại: Cây chuối cao to giống như một người mẹ dịu hiền đang chở che những đứa con nhỏ bé của mình.
- Thân cây chuối:
- Tàu lá chuối: To bản, dài, lá xanh mướt, mặt lá mịn màng nổi cả gân xanh chạy dọc mặt lá; lá già khô vàng, quắt lại rủ xuống dưới mặt đất; lá mới nhú vươn cao, hướng thẳng lên trời.
- Buồng chuối: To, nặng trĩu, ghì gần sát đất, chứa rất nhiều nải chuối.
- Nải chuối: to nhỏ xếp sát cạnh nhau quanh cuống, buồng to trổ ra từ thân, màu xanh đậm, càng xuống thấp, nải chuối càng nhỏ.
- Quả chuối: Quả to nhất đã bằng 2 đầu ngón tay, quả nhỏ nhất mới chỉ bằng ngón tay út, màu xanh non, đầu trái có những chấm đen.
* Nêu lợi ích của cây chuối:
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây chuối.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây