Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bình giảng SVIP
Điểm sáng văn chương
TINH THẦN TỰ CƯỜNG DÂN TỘC
Ý nghĩa đặc biệt của văn bia trong Văn Miếu thờ Khổng Tử ở đất Đông Đô, kinh thành của đất nước Đại Việt là trên cả phương diện nội dung và tinh thần của nó.
Về nội dung, bản văn bia đã xác định vai trò, vị trí của nhân tài đối với đất nước và chỉ rõ tác dụng, ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ mai sau. Ở nội dung thứ nhất, lần đầu tien, một quan điểm về nhân tài được xác lập. Theo quan điểm đó, nhân tài có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một quốc gia: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khi suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Đây là một nhận thức đúng đắn và sáng suốt, một nhận thức có tầm nhìn xa trông rộng. Thực ra thì trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc thời xưa không phải thời nào cũng trọng kẻ sĩ, tôn vinh nhân tài. Thái độ khác nhau ấy phụ thuộc vào các hệ tư tưởng khác nhau (Khổng Tử, Hàn Phi Tử,...) và các thời trị loạn khác nhau. Vậy quan điểm được thể hiện trong văn bia là một sự sàng lọc để rút ra những gì tinh túy của người đi đôi với hình thức. Hình thức ấy không chỉ là yến tiệc linh đình, vinh quy bái tổ. Không chỉ "bảng vàng" mà phải "bia đá" để trường cửu với thời gian. Còn ở nội dung thứ hai, cũng trên cái tinh thần lâu dài mãi mãi vừa nêu, văn "trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua". Học cái tốt mà loại trừ cái xấu, ý nghĩa của nó còn có tính chất dẫn dụ, răn đe nhìn thấy bia thì "lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn". Và thống nhất quan điểm về mối liên hệ máu thịt giữa hiền tài với sự còn mất của non sông. Nơi dựng bia chính là nơi "vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước".
Về tinh thần của văn bia, ta nhận ra niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc. Phải đứng trên một mảnh đất vững bền mới có được cái tầm nhìn xa trông rộng. (Ở đây ý văn giống ý thơ Trần Quang Khải "Thái bình nên gắng sức - Non nước mấy ngàn thu")
Cũng phải là từ một nền văn hiến đã được trau dồi, tạo lập từ lâu mới có cách nghĩ sâu rễ bền gốc lâu dài, lấy tri thức mà gây nuôi cho nước nhà giàu mạnh. Tri thức ấy chủ yếu là học đạo làm người, nhưng với thời đại của chúng ta, nó còn có nội dung nhiều hơn thế.
(Trích cuốn Gợi ý đọc - hiểu và lời bình - Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây