Bài học cùng chủ đề
- Nội dung 1: Tình hình Việt Nam và chủ trương của Đảng trong những năm 1939 - 1945
- Nội dung 2: Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) - Khởi nghĩa từng phần
- Infographic Cao trào kháng Nhật cứu nước
- Nội dung 3: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Infographic Cách mạng tháng Tám 1945
- Chủ đề 5. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nội dung 2: Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) - Khởi nghĩa từng phần SVIP
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Châu Âu, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Berlin - xào huyệt cuối cùng của chủ nghĩa phát xít Đức, một loạt các nước Châu Âu được giải phóng.
- Ở Pháp, chính phủ Đờ - Gôn lên cầm quyền, quân Nhật thất bại nặng nề ở Châu Á - Thái Bình Dương.
- Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờ - Gôn ráo riết hoạt động chờ thời cơ phản công quân Nhật dành lại địa vị thống trị cũ => Mâu thuẫn Nhật - Pháp trở nên căng thẳng.
- Trước tình hình đó, Nhật quyết định ra tay trước. Đêm ngày 9/3/1945 Nhật nổ súng đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng. Sau khi hất cẳng Pháp, Nhật độc chiếm Đông Dương và lập lên chính phủ bù nhìn do Trần Trọng Kim và Bảo Đại đứng đầu.
=> Tình thế cách mạng xuất hiện.
2. Chủ trương của Đảng
- Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp ở Bắc Ninh. Ngày 12/3/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".
- Nội dung chỉ thị:
+ Hội nghị xác định cuộc đảo chính đã tạo ra sự khủng hoảng chính trị sâu sắc nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa chín mùi.
+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp - Nhật" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật".
+ Hình thức đấu tranh: bất hợp tác, bãi thị, biểu tình, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển sang Tổng khởi nghĩa.
+ Quyết định phát động "Cao trào kháng Nhật cứu nước".
3. Diễn biến
- Ở căn cứ Cao - Bắc - Lạng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã lãnh đạo quần chúng giải phóng hàng loạt các xã, huyện thành lập chính quyền cách mạng.
- Ở Bắc kì, Đảng đề ra khẩu hiệu "phá kho thóc, giải quyết nạn đói", đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân => phong trào diễn ra mạnh mẽ thu hút hàng triệu người tham gia.
- Phong trào khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở nhiều nơi: Bắc Giang, Bắc Ninh,...
4. Ý nghĩa
- Qua cao trào, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cả nước phát triển mạnh tạo thời cơ cho Tổng khởi nghĩa mau chín mùi.
- Là cuộc tập dượt lớn có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
- Là tiền đề cho nhân dân ta chớp lấy thời cơ đưa Tổng khởi nghĩa tháng Tám dành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây