Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông (phần II) SVIP
4. Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam
- Do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng.
* Thời tiền sử
- Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...
- Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy ở vùng ven biển từ bắc vào nam cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng và trong khu vực.
* Từ khoảng thế kỉ XVII trước Công nguyên đến thế kỉ X
- Đây là thời kì ra đời và phát triển của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam (Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam). Những trống đồng, thạp đồng có trang trí hoa văn hình thuyền thuộc văn hóa Đông Sơn được phát hiện đã chứng tỏ cư dân ở đây tiếp tục sinh sống và khai thác biển.
- Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.
- Với vị trí ven biển thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với Chăm-pa và các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á cũng như với Trung Quốc, Ấn Độ,...
* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
- Biển trở thành tuyến đường giao thông đường thủy quan trọng, kết nối Đại Việt và các nước xung quanh.
Thời gian | Nội dung chính |
Thế kỉ X | Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. |
Thế kỉ XI - XIV |
- Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ. - Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hóa), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài. |
Thế kỉ XV |
- Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc buôn bán với thương nhân nước ngoài qua cac thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn. - Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm hải khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),... |
* Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX
- Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong như: Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Gia Định,... đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.
- Trong 60 năm của thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mộ dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, các đảo như: Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),... đều có dân cư đến khai phá, lập nghiệp.
- Bên cạnh việc tổ chức khai phá đất đai, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành trì, đắp lũy trên biển, bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo. Các chúa Nguyễn tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thực hiện khai thác sản vật và quản lí biển đảo.
- Tiếp nối các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác quần đảo Hoàng Sa, việc thực hiện chủ quyền của mình đối với biển đảo.
- Từ năm 1802 đến năm 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
- Từ năm 1884 đến năm 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây