Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra cuối kì II THPT Phan Thanh Giản - Bến Tre SVIP
I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi. |
(Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)
Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ. (1 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm)
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…
Câu 3:
Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…”
Tác dụng:
- Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ.
- Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.
Câu 4:
Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.
II. Làm văn (5 điểm)
Cảm nhận của anh(chị) về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ).
Hướng dẫn giải:
Bài làm của học sinh đảm bảo các ý sau:
a. Sự xuất hiện gián tiếp của nhân vật
Ở phần mở đầu của câu chuyện:
- Qua lời giới thiệu của tác giả: “vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được”.
- Qua lời nhận xét của những người cùng thời: “vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.
-> Tạo ấn tượng về nhân vật.
b. Sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật
- Nhân vật xuất hiện trực tiếp qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, giống như minh chứng cho những lời giới thiệu, nhận xét ở trên.
* Ngô Tử Văn đốt đền của tên tướng giặc họ Thôi
- Sự kiện: Vào cuối đời nhà Hồ, có tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi của giặc Minh – Bách hộ là chức quan võ chỉ huy 100 quân. Tên giặc này tử trận gần đền miếu của vị thổ công nước Việt -> cướp đền của Thổ công -> tác oai tác quái trong nhân dân. -> Ngô Tử Văn đốt đền, tiêu trừ hiểm họa cho nhân giặc.
=> Đánh giá về nhân vật Tử Văn:
+ Đây là một hành động dũng cảm: trong khi tất cả mọi người ai cũng lắc đầu, lè lưỡi, can ngăn, lo sự cho Tử Văn thì chàng là người trong cuộc lại “vung tay, không sợ gì cả”. Vì đây là việc nghĩa nên không thể không làm.
+ Đây không phải là biểu hiện của sự hung hăng, liều lĩnh nhất thời vì Tử Văn có sự chuẩn bị: tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi mới thực hiện châm lửa đốt đền.
=>Tử Văn tin tưởng vào hành động của mình là chính nghĩa.
=> Chính hành động khấn trời của chàng nói lên mong muốn nhận được sự phù trợ của thần linh.
+ Đây không phải là hành động đả phá, bài trừ mê tính dị đoan mà chỉ là muốn hủy diệt nơi nương tựa của hồn ma tên tướng giặc.
* Cuộc gặp gỡ với tên hung thần
- Sự kiện: Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn lên cơn sốt nóng, sốt rét -> gặp hồn ma tên tướng giặc giả danh tên cư sĩ tìm đến.
-> Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên
-> Tử Văn rất dũng cảm, tự tin.
=> Đánh giá về Tử Văn:
+ Thái độ ung dung, thản nhiên, coi thường lời buộc tội và đe dọa của Tử Văn không phải là bất cần, liều lĩnh mà là thái độ tự tin của người nắm trong tay sức mạnh của chính nghĩa.
+ Câu hỏi trước vị thổ thần “Liệu hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là biểu hiện của sự hoang mang, sợ hãi mà là sự mưu trí, muốn biết rõ về kẻ thù là cơ sở để có thể giành chiến thắng.
* Bị đưa xuống cõi âm
- Sự kiện: Tử Văn nhất quyết không dựng lại đền cho hồn ma tên tướng giặc -> đến đêm bệnh càng ngày càng nặng thêm, thấy có hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía Đông, giải qua cõi âm có gió tanh sóng ấm, hơi lạnh thấu xương, có đến mấy vạn quỷ dạ xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác. -> Tử Văn kêu to đòi xử công bằng
+ Diêm Vương tưởng Tử Văn có tội đã dùng uy lực của kẻ bề trên để quát mắng, đe dọa, buộc tội Tử Văn.
+ Tử Văn vẫn rất cứng cỏi tâu trình, kể lại đầu đuôi sự việc, lời rất cửng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào -> Diêm Vương cho đi chứng thực lời Tử Văn nói và xử án công bằng.
=> Đánh giá về Tử Văn:
+ Tử Văn sở dĩ có thể cứng cỏi, bình tĩnh và can đảm như vậy là nhờ sự tiếp sức của vị thổ thần đất Việt. “Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả.”
-> Đây chỉ là yếu tố thứ yếu vì chính vị Thổ thần đã phải nương tựa ở đền Tản Viên, ẩn nhẫn ngồi xó một nơi đã nhiều năm.
+ Thái độ đó có được chủ yếu là do sự dũng cảm trong bản tính của Tử Văn.
+ Thái độ đó có được xuất phát từ khát vọng muốn thực thi công lí, biến thành quyết tâm sắt đá để vạch mặt tên hung thần.
c. Chiến thắng cuối cùng
- Diệt trừ tận gốc cái ác, mang lại an lành cho nhân dân
+ Cái ác: các phán quan hoặc bị lấp tai che mắt, hoặc ăn của đút lót… bị Diêm Vương mắng mỏ, kết tội.
“Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà có sự dối trá càn bậy như thế; huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ còn nói sao hết được”
+ Tên hung thần họ Thôi bị đày xuống ngục Cửu U.
Theo quan niệm xưa, ngục Cửu U ở dưới tầng đất sâu nhất (tầng thứ chín), tối tăm nhất, dùng để giam giữ những kẻ khi sống gây nhiều tội ác.
-> Hình phạt nặng nề nhất cho tội ác ghê gớm nhất.
=> Niềm tin vào chính nghĩa nhất định thắng gian tà, gieo gió nhất định phải gặt bão.
- Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn bạo
+ Hồn ma tên Bách hộ họ Thôi
_ Khi còn sống là tên tướng giặc cướp nước
_ Khi chết: hồn ma xâm chiếm đền miếu, tác oai tác quái, gây nhũng nhiễu cho nhân dân.
+ Khôi phục lại danh vị cho vị Thổ thần nước Việt.
=>Tác giả tiếp tục thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc:
- Bản thân Tử Văn được đền bù xứng đáng
+ Đươc Diêm Vương sai lính đưa trở về cõi dương thế
+ Xét Tử Văn có công trừ hại -> được chia một nửa xôi lợn do dân cũng tế với vị Thổ thần.
+ Được vị Thổ thần tiến cứ giữ chức phán sự đền Tản Viên
-> Khẳng định đạo lí ở hiền gặp lành
-> Khơi gợi niềm tin với người đọc.