Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 2 SVIP
(0.5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Bài đọc:BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 9
Trần trần1 mựa cậy2 những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng3 chớ đua tranh.
(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
1. Trần trần: tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy.
2. Mựa: chớ đừng – mựa cậy: đừng ỷ vào, đừng cậy vào.
3. Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường.
Hướng dẫn giải:
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
(0.5 điểm)
Chỉ ra những dòng thơ lục ngôn có trong văn bản.
Bài đọc:BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 9
Trần trần1 mựa cậy2 những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng3 chớ đua tranh.
(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
1. Trần trần: tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy.
2. Mựa: chớ đừng – mựa cậy: đừng ỷ vào, đừng cậy vào.
3. Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường.
Hướng dẫn giải:
Những dòng thơ lục ngôn có trong văn bản:
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
(1.0 điểm)
Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong dòng thơ: Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn.
Bài đọc:BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 9
Trần trần1 mựa cậy2 những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng3 chớ đua tranh.
(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
1. Trần trần: tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy.
2. Mựa: chớ đừng – mựa cậy: đừng ỷ vào, đừng cậy vào.
3. Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường.
Hướng dẫn giải:
- Biện pháp nghệ thuật so sánh: “miệng thế” so sánh với “chông mác nhọn”, từ so sánh “hơn”.
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên giàu hình ảnh, tăng thêm sức biểu cảm.
+ Hình ảnh so sánh thể hiện sự suy ngẫm của tác giả về người đời. Giúp người đọc hình dung về sự thị phi của miệng lưỡi thế gian hiểm ác, sắc bén, có thể gây tổn thương, đau đớn.
(1.0 điểm)
Nhận xét một vẻ đẹp cốt cách của Nguyễn Trãi được thể hiện trong văn bản.
Bài đọc:BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 9
Trần trần1 mựa cậy2 những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng3 chớ đua tranh.
(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
1. Trần trần: tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy.
2. Mựa: chớ đừng – mựa cậy: đừng ỷ vào, đừng cậy vào.
3. Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường.
Hướng dẫn giải:
- Chỉ ra được một vẻ đẹp cốt cách của Nguyễn Trãi:
+ An nhàn, tránh bon chen thế sự mà tận hưởng cuộc sống tu chí của riêng mình.
+ Chất phác, giản dị.
+ Vẻ đẹp khiêm nhường.
+…
- Nhận xét về phẩm chất nổi bật đã chỉ ra (những biểu hiện của vẻ đẹp cốt cách của Nguyễn Trãi được thể hiện trong văn bản; tác động của phẩm chất đến HS…).
(1.0 điểm)
Qua văn bản, hãy nêu một thông điệp anh/chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống và giải thích lí do.
Bài đọc:BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 9
Trần trần1 mựa cậy2 những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng3 chớ đua tranh.
(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
1. Trần trần: tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy.
2. Mựa: chớ đừng – mựa cậy: đừng ỷ vào, đừng cậy vào.
3. Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường.
Hướng dẫn giải:
- Nêu được một thông điệp mà HS thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống:
+ Không bị ngả nghiêng, suy sụp trước những lời hiểm ác của người đời.
+ Giữ niềm tin, sự tích cực, lạc quan trong cuộc sống.
+ Hãy sống khiêm nhường trước cuộc đời.
+…
- Lí giải một cách hợp lí và thuyết phục.
(2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong văn bản sau:
[...] Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường!
Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảng ánh trăng...
(Trích Mảnh trăng cuối rừng, in trong Nguyễn Minh Châu – Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, 2009, tr.88)
* Tác giả
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vào bộ đội năm 1950 và bắt đầu viết văn từ năm 1954. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu – đặc biệt là các truyện ngắn – đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật.
* Tác phẩm
Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” được viết năm 1970 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa người lính lái xe thời chống Mỹ tên Lãm và cô thanh niên xung phong tên Nguyệt. Chị gái muốn giới thiệu cho Lãm một cô người yêu. Khi đang trên đường đi thăm chị gái ở đơn vị thanh niên xung phong, Lãm đã tình cờ gặp cô gái cùng tên với người yêu chị đã giới thiệu - Nguyệt, cô xin anh cho đi nhờ xe. Trên chuyến xe ấy, hai người đã nhanh chóng trở nên thân thiết qua những cuộc trò chuyện. Cả hai đã cùng nhau trải qua những giờ phút nguy nan nhất khi phải lái xe băng qua bom đạn và Nguyệt đã giúp Lãm khỏi phải bị thương trong lúc hỗn độn đó, làm trào dâng sự yêu mến và cảm phục khó tả dành cho cô gái dũng cảm. Kết thúc câu chuyện, khi đến thăm đơn vị của chị gái, Lãm biết được Nguyệt lại chính là cô bạn gái mà chị Lãm giới thiệu cho anh lúc trước. Khi biết được điều này, Lãm vô cùng vui sướng và viết ngay lá thư đầu tiên gửi cho Nguyệt. Đoạn trích trên là khi Nguyệt đi nhờ xe của Lãm, cô và anh đã làm quen sau vài ba câu chào hỏi, nhưng cả hai vẫn chưa biết đối phương là người đã được chị Lãm mai mối.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức; dung lượng của đoạn văn
- Khoảng 200 chữ.
- Có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,…
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Vẻ đẹp của Nguyệt hiện dần lên qua con mắt nhìn ngắm và sự cảm nhận của nhân vật khác (nhân vật “tôi”). Hiệu quả của nó là tác giả không trực tiếp miêu tả mà nhân vật vẫn hiện lên trọn vẹn, khách quan qua cảm nhận của nhân vật khác.
+ Khắc họa vẻ đẹp nhân vật mang tính chất phát hiện, từng lúc từng vẻ đẹp, để cuối cùng bộc lộ toàn vẹn vẻ đẹp của nhân vật, khiến cho người đọc hồi hộp theo dõi. Miêu tả từ sợi tóc, mái tóc, đôi mắt cho tới khuôn mặt, khi miêu tả khuôn mặt vẻ đẹp của nhân vật được bộc lộ một cách vẹn toàn khiến nhân vật “tôi” sửng sốt.
+ Xây dựng hình tượng song hành: Nguyệt – trăng. Ánh trăng thiên nhiên rất đẹp, bao trùm cả không gian là ánh trăng sáng như mảnh bạc, trăng soi thẳng và tỏa ra từ khuôn mặt Nguyệt, làm cho Nguyệt càng tươi mát và rạng rỡ ngời lên. Hình tượng trăng và Nguyệt đan cài, hòa quyện, xoắn xuýt vào nhau, tạo nên một vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Ánh trăng đi suốt văn bản làm cho truyện thêm huyền ảo, mơ hồ, lãng mạn.
+ Bút pháp lãng mạn bay bổng, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.
- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt
- Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(4.0 điểm)
Nhà triết học Hi Lạp cổ đại - Dê-nông, đã nói với một người bẻm mép1: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít đi.
1. Bẻm mép: khéo miệng và nói nhiều, thường không thật (hàm ý chê).
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc cần phải học cách lắng nghe nhiều hơn trong cuộc sống.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cần học cách lắng nghe nhiều hơn trong cuộc sống.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.
*Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
*Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích vấn đề nghị luận.
- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Nghe nhiều để thấu hiểu, đồng cảm, mở rộng vốn hiểu biết.
+ Nắm bắt được những thông tin cần thiết, thấu hiểu được mọi lẽ; hiểu bản chất của vấn đề để có cách đối phó, cư xử phù hợp.
+ Việc lắng nghe chỉ thực sự có ý nghĩa nếu con người thực sự chú tâm vào những thông tin mình tiếp nhận, lắng nghe một cách khách quan với lòng thấu cảm.
+ ...
- Mở rộng, trao đổi quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện,…
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
*Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.