Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
Đọc bài thơ sau và trả lời từ câu 1 đến câu 4:
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.
Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.
Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.
Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.
Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.
(Lưu Quang Vũ, Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa)
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2: Bài thơ trên thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
Câu 3: Phân tích ý nghĩa của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.
Câu 4: Khi đối diện với một tương lai tràn ngập những điều chưa biết, con người cần có cách cư xử như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
4 |
1 |
Thể thơ: Tự do |
0.5 |
|
2 |
Bài thơ trên thể hiện cảm xúc lo lắng, bất an, tràn đầy hoài nghi của nhân vật trữ tình đối với một tương lai chưa biết. |
1.0 |
|
3 |
- Các biện pháp tu từ được sử dụng: + Nhân hóa: Mưa cướp đi ánh sáng của ngày + So sánh: Hạnh phúc con người mong manh mưa sa. - Tác dụng: + Làm câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. + Nhân hóa: Gợi hình ảnh mưa giống như là một tên kẻ xấu xa mang đi hết những hi vọng của con người. + So sánh: Gợi được cảm giác mong manh, dễ vỡ vụn của hạnh phúc mà con người gắng nắm lấy. |
1.5 |
|
4 |
- Có thể viết theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như: Con người có thể bất an, hoài nghi để rồi sợ hãi những điều chưa đến; Con người có thể chuẩn bị tốt cho mình để vững vàng đối mặt; Con người có thể sống tốt để tận hưởng từng giây phút hiện tại... |
1.0 |
Câu 1. (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ý nghĩa của hình tượng mưa trong bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ.
Câu 2. (4 điểm)
Howard Thurman đã phát biểu như sau: “Hãy tự hỏi xem điều gì sẽ khiến bạn tỉnh thức, và thực hiện điều đó. Bởi cái thế giới cần là những con người đã thức tỉnh.”.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 204)
Viết bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của em về những điều làm con người tỉnh thức.
Hướng dẫn giải:
II |
|
VIẾT |
|
1 |
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ý nghĩa của hình tượng mưa trong bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ. |
2.0 |
|
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn - Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. - Về kiểu đoạn văn, HS có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích hình tượng mưa trong bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa. |
0.25 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Mưa là sự thử thách lòng người trước những tác động của ngoại cảnh. + Mưa gắn với sự đổi thay, xóa nhòa đi những tình cảm con người từng có. + Cơn mưa là ẩn dụ cho những chông gai, những điều đáng sợ có thể xảy đến trong đời người. => Gợi lên dự cảm về những bất trắc của cuộc đời và quy luật về sự biến đổi khôn lường không thể ngăn lại được của cuộc sống. - Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
0.5 |
||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0.5 |
||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.25 |
||
2 |
Viết bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về những điều làm con người tỉnh thức. |
4 |
|
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài - Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mỗi người đều có vẻ đẹp riêng. |
0.5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: - Giải thích vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: + Mỗi người cần tìm ra ý nghĩa tồn tại của riêng mình, và tự đặt cho mình câu hỏi “Ta sống vì điều gì?” + Luôn duy trì ý thức về sự tồn tại của mình, làm những điều tốt đẹp cho đời và hướng tới ước mơ. + Sống tỉnh thức giúp ta chú tâm trọn vẹn vào những việc đang làm để nhận diện rõ những gì đang diễn ra trong ta và quanh ta, nhờ đó, chúng ta có thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo và chỉn chu nhất. + Những người sống tỉnh thức sẽ tạo nên một xã hội tốt đẹp, vận hành trơn tru và tạo ra nhiều điều có ý nghĩa. - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện. * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. |
1.0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1.5 |
||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |