Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi giữa học kì I- số 3 SVIP
(1 điểm)
Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Viết công thức tính điện trở dây dẫn, cho biết tên, đơn vị các đại lượng có trong công thức.
Hướng dẫn giải:
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài \(l\) của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện \(S\) của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
\(R=\rho\dfrac{l}{S}\)
Trong đó:
- \(\rho\) là điện trở suất (\(\Omega\)m)
- \(l\) là chiều dài dây dẫn (m)
- \(S\) là tiết diện dây dẫn (m2)
(1 điểm)
a. Nêu ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện.
b. Trên một bóng đèn có ghi 12V - 6W. Hãy cho biết ý nghĩa của các số nghi này.
Hướng dẫn giải:
a. Trên mỗi dụng cụ điện thường ghi số vôn và số oát. Số vôn cho biết hiệu điện thế định mức còn số oát cho biết công suất định mức của dụng cụ.
b. Bóng đèn có ghi 12V - 6W nghĩa là nếu đặt vào hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 12V (bằng hiệu điện thế định mức) thì nó sẽ tiêu thụ công suất là 6W (bằng công suất định mức).
(2 điểm)
a. Viết công thức tính điện trở tương đương của mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp và mắc song song.
b. Áp dụng cho hai điện trở \(R_1=40\Omega\) và \(R_2=60\Omega\). Hãy tính điện trở tương đương trong hai trường hợp trên.
Hướng dẫn giải:
a. Công thức tính điện trở cho mạch nối tiếp:
\(R_{nt}=R_1+R_2\)
Công thức tính điện trở cho mạch song song:
\(R_{ss}=\dfrac{R_1R_2}{R_1+R_2}\)
b. Áp dụng cho \(R_1=40\Omega\) và \(R_2=60\Omega\) ta có:
Điện trở tương đương khi mắc nối tiếp là:
\(R_{nt}=40+60=100\Omega\)
Điện trở tương đương khi mắc song song là:
\(R_{ss}=\dfrac{40.60}{40+60}=24\Omega\)
(3 điểm)
Một mạch điện có sơ đồ như hình dưới. Biết \(R_1=8\Omega\); \(R_2=36\Omega\); vôn kế chỉ 5,4V.
a. Tính cường độ dòng điện chạy trên toàn mạch.
b. Tính hiệu điện thế \(U\) ở hai đầu đoạn mạch.
Hướng dẫn giải:
a. Mạch điện được mắc \(R_1\) nối tiếp \(R_2\)
Do đó: \(I=I_1=I_2\) và \(U=U_1+U_2\)
Điện trở tương đương của mạch là:
\(R_{td}=R_1+R_2=8+36=44\Omega\)
Cường độ dòng điện qua mạch là:
\(I=I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{5,4}{8}=0,675\)A
b. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
\(U=I.R_{td}=0,675.44=29,7\)V
(3 điểm)
Một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V, mỗi ngày bếp sử dụng 30 phút.
a. Tính điện năng mà bếp tiêu thụ trong vòng 1 tháng (30 ngày).
b. Nếu giá điện sinh hoạt là 1750 đồng/1kWh, tính tiền điện phải trả cho bếp trong vòng 1 tháng.
c. Tính nhiệt lượng mà bếp toả ra trong vòng 15 giây.
Hướng dẫn giải:
a. Điện năng mà bếp tiêu thụ trong vòng 1 tháng là:
\(A=P.t=1.0,5.30=15\) kWh
b. Tiền điện phải trả cho bếp trong vòng 1 tháng là:
\(15.1750=26250\) đồng
c. Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong vòng 15 giây là:
\(Q=I^2Rt=P.t=1000.15=15000\) (J)