Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Chiếc thuyền ngoài xa SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở làng Văn Thái, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Ông được coi là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu nhất, là nhà văn có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với nền văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kì đầu đổi mới.
- Nguyễn Minh Châu là người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật, tha thiết kiếm tìm "cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người". Từ những ngày còn trong khói lửa, Nguyễn Minh Châu đã tâm niệm rằng: "Bây giờ phải chiến đấu cho quyền sống của dân tộc, sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng người, làm sao cho con người ngày càng tốt đẹp, chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài". Quan điểm này được Nguyễn Minh Châu thể hiện rất rõ trong hai giai đoạn sáng tác trong sự nghiệp cầm bút của mình:
+ Trước 1975: Những sáng tác của ông còn đậm chất sử thi, mang âm hưởng hào hùng, bi tráng như trong những bản anh hùng ca. Một số tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác này là: Cửa sông (1967), Những vùng trời khác nhau (1970), Dấu chân người lính (1972).
+ Sau 1975: Nguyễn Minh Châu tiên phong, mở đường cho công cuộc đổi mới văn học. Ra khỏi chiến trường, ông mang nặng những ưu tư về cuộc đời. Chính vì thế, cảm hứng sử thi dần bị thế chỗ bởi cảm hứng đời tư, thế sự, phản ánh cuộc đời đa sự, con người đa đoan. Một số tác phẩm tiêu biểu cho thời kì này là: Bức tranh (1982), Chiếc thuyền ngoài xa (1983), Miền cháy (1977), Cỏ lau (1985),...
2. Tác phẩm
- Chiếc thuyền ngoài xa thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Ban đầu, tác phẩm được in trong tập Bến quê, sau được Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn.
- Cốt truyện:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật
a. Người đàn bà hàng chài
- Tên gọi: Người đàn bà hàng chài => Cách gọi tên phiếm chỉ, không xác định, cho thấy một thân phận nhỏ bé, vô danh.
- Ngoại hình:
=> Ngoại hình mệt mỏi khắc họa chân dung một người phụ nữ vất vả, lam lũ, hằn lên nhiều dấu vết của những ngày tháng gian lao, vất vả. Cuộc sống ấy đã khiến cho diện mạo của chị đã vốn xấu xí, nay lại càng trở nên thô kệch.
- Số phận: Chị có một số phận bất hạnh: Xấu xí, nghèo khổ, lam lũ, lại phải hay chịu đòn roi của người chồng vũ phu, tổn thương, đau xót cho các con khi phải nhìn bố đánh mẹ,...
+ Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ.
+ Chị có mang với một anh hàng chài. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh.
+ Gia đình đông con, nghèo khó, thuyền thì chật chội.
+ Chị thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ: Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh để trút giận, như đánh một con thú,...
- Phẩm chất, tính cách:
+ Nhẫn nhục, chịu đựng: Coi việc bị đánh như một điều quen thuộc của cuộc đời nên chị chấp nhận nó, chẳng kêu van mà chỉ xin chồng đừng đánh trước mặt con và chị biện bạch cho chồng trước Phùng và Đẩu vì chị hiểu nỗi cơ cực của người đàn ông và nỗi vất vả của cuộc sống mưu sinh trên biển mà không có người đàn ông chèo chống.
+ Yêu thương con tha thiết: "Phải sống cho con chứ không thể sống cho mình". Chính vì yêu thương con mà người đàn bà đành nhẫn nhịn, cam chịu sự bạo hành của chồng và cũng rất xót xa khi thằng Phác vì thương mẹ mà hận bố.
+ Vị tha: Trong đau khổ triền miên, người đàn bà vẫn tìm thấy chút niềm hạnh phúc nhỏ nhoi khi "nhìn con được ăn no...", "có khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hòa thuận".
+ Thất học nhưng thấu hiểu lẽ đời: Chị ý thức được thiên chức của người phụ nữ: "Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn". Vì hoàn cảnh mưu sinh trên biển vất vả, gian lao nên chị rất cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề để cùng chị chèo chống con thuyền ra khơi và nuôi dưỡng con cái.
b. Người chồng
- Anh vốn là người con trai chất phác, cục mịch nhưng hiền lành.
- Cuộc sống lam lũ đã biến anh trở thành một lão đàn ông độc ác, khốn khổ.
=> Đây là người chồng lầm lì, vũ phu, đánh vợ như một thói quen để giải tỏa tâm lí và nỗi khổ đời thường. Anh vừa là nạn nhận của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây đau khổ, tổn thương cho người thân.
c. Phùng và Đẩu
- Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, từng là một người lính vào sinh ra tử, nay nhận nhiệm vũ quay về mảnh đất từng chiến đấu để ghi lại những vẻ đẹp của cuộc sống đời thường cho bộ ảnh lịch năm mới. Vốn là người lính chiến trường nên Phùng căm ghét mọi áp bức, bất công.
- Đẩu là người đại diện cho công lí.
- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã khiến cho Phùng và Đẩu thay đổi cách nhìn:
+ Đối với Phùng: Nhận thức rõ hơn về chân lí nghệ thuật của người nghệ sĩ. Cái nhìn và cảm nhận của Phùng chính là sự khám phá ra những nghịch lí trong cuộc sống: Chiếc thuyền nghệ thuật đẹp đẽ ở ngoài xa kia, còn sự thật cuộc đời thì lại ở rất gần chúng ta. Nó đặt ra cho chúng ta một cảm thức về nghệ thuật rằng nghệ thuật nên vị nghệ thuật hay nghệ thuật cần vị nhân sinh.
+ Đối với Đẩu: Hiểu được rằng nên nhìn nhận sự việc ở bề sâu, ở tận căn nguyên, gốc rễ của nó chứ không nên chỉ xem xét, phán đoán chỉ ở bề ngoài.
2. Bức tranh phong cảnh
- Bề ngoài: Bức tranh là một cảnh đẹp hiếm có, đắt giá trời cho: Mũi thuyền in một nét mơ hồ vào bầu trời mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới y như một bức tranh toàn bích nằm giữa hai chiếc gọng vó.
- Bên trong: Khi chiếc thuyền cập bến là lúc hiện thực cuộc sống được bóc trần: Người đàn ông hùng hổ, thô bạo cầm dây lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đành vừa thở hồng hộc, nghiến răng ken két, vừa nguyền rủa...; người đàn bà nhẫn nhục không kêu, không chống trả, không tìm cách trốn; đứa con vì thương mẹ mà lao đến giằng lấy chiếc thắt lưng, vung chiếc khóa sắt quật vào người đàn ông,...
=> Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp (nghệ thuật) đối lập với bức tranh hiện thực tàn khốc (cuộc sống), khiến cho Phùng ngộ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật nảy sinh từ cuộc đời nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật ý nghĩa và trọn vẹn. Vì thế, nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải can đảm, dám nhìn vào sự thật, đối diện với cái xấu xa, độc ác để thấu hiểu, yêu thương, giải phóng con người khỏi cơ cực, đói nghèo, khổ sở và áp bức.
3. Nhan đề
- Nghĩa tường minh:
- Nghĩa hàm ẩn:
III. Tổng kết
1. Nội dung
Thông qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu không chỉ xót xa thương cảm cho người phụ nữ bất hạnh mà còn lên án sự tàn nhẫn, thô bạo của người chồng trong gia đình; đồng thời tác phẩm còn cất lên tiếng nói tố cáo tình trạng bạo lực gia đình và ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật.
- Xây dựng những chi tiết đặc sắc.
- Lời văn giản dị, lời văn nhỏ nhẹ, giàu tính triết lý.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây