Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Đường về quê mẹ SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Đoàn Văn Cừ
- Năm sinh - năm mất: 1913 - 2004.
- Quê quán: thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Phong cách nghệ thuật: viết nhiều về bức tranh thôn quê "đầy rẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui" (Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam).
- Tác phẩm tiêu biểu: Thôn Ca I (1939), Thôn Ca II (1960), Dọc đường xuân (1979).
2. Tác phẩm
- Thể thơ:
- Năm sáng tác: năm 1942.
- Bố cục:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cách gieo vần, ngắt nhịp
- Vần: chủ yếu là vần chân.
- Nhịp: linh hoạt: 4/3, 3/4, 2/2/3:
Ví dụ:
+ 4/3: Lại dẫn chúng tôi/ về nhận họ.
+ 3/4: Xóm chợ lều/ phơi xác lá vàng.
+ 2/2/3: Cồn xanh/ bão tía/ kề liên tiếp.
2. Cảm hứng chủ đạo
=> Thể hiện giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam, đó là tình yêu quê hương, đất nước.
3. Hình ảnh thiên nhiên, con người
- Hình ảnh thiên nhiên:
+ Mây bay sắc trắng ngần.
+ Rặng đề.
+ Dòng sông trắng lượn chân đê.
+ Cồn xanh, bãi tía.
+ Nắng nhạt vàng.
+ Trời xanh cò trắng bay từng lớp.
+ Xác lá bàng.
- Con người:
+ Người xới cà, ngô rộn ràng, vui vẻ.
+ Đoàn người trở về ấp với gánh khoai lang trên vai đầy nhộn nhịp.
=> Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp được khắc hoạ những màu sắc, đường nét tươi sáng, hài hoà. Không chỉ vậy, ta còn thấy được đời sống lao động tươi vui, sự chăm chỉ, cần cù của người dân. Tất cả đã làm nên bức tranh làng quê yên bình, bình dị và quen thuộc.
4. Hình ảnh người mẹ
- Cắp thúng bên hông, đầu đội nón.
- Đeo khuyên vàng, mặc yếm thắm, áo the nâu.
- Cúi lưng đội nón với tà áo nâu giữa đồng.
- Được mọi người khen là người thảo hiền, dù đã lấy chồng nhưng vẫn không quên quê hương.
=> Bằng những chi tiết cô đọng, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh người mẹ với những nét đẹp ngoại hình và phẩm chất. Hình ảnh người mẹ không chỉ đại diện cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam mà còn là hình ảnh đẹp nhất trong lòng người con.
5. Tình cảm, cảm xúc của tác giả
- Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ tác giả dành cho kỉ niệm được mẹ dẫn về thăm quê ngoại, cho quê hương và cho người mẹ.
- Tình cảm, cảm xúc được thể hiện rõ nét hơn, sâu đậm hơn qua những ý sau:
+ Tôi nhớ đi qua những rặng đề... -> Sự gắn bó sâu đậm với quê hương của tác giả.
+ Xóm chợ lều phơi xác lá vàng -> Nỗi niềm bâng khuâng, thương nhớ của tác giả.
+ Nhớ về mẹ với những nét đẹp ngoại hình, phẩm chất -> Sự tự hào, mến yêu dành cho mẹ của tác giả.
+ Cúi nón mang đi cặp má hồng -> Sự ngậm ngùi trước thời gian khắc nghiệt. Mẹ không thể trẻ mãi vì thời gian đã "mang đi" tuổi xuân của mẹ.
=> Lời của nhân vật "tôi" cũng chính là lời của tác giả.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Bài thơ miêu tả thành công hình ảnh quê hương, hình ảnh người mẹ qua nỗi niềm thương nhớ của người con.
- Bài thơ nhắc nhở mỗi cá nhân thái độ sống yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ bảy chữ cô đọng, hàm súc.
- Hình ảnh thơ chân thực, giản dị.
- Ngôn từ giản dị, giàu sức gợi hình, gợi cảm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây