Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc hiểu văn bản SVIP
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Thể loại
- Đặc điểm của thể loại:
+ Người viết: vua, chúa, thủ lĩnh hoặc những người được vua, chúa ủy nhiệm soạn thảo.
+ Mục đích: ban bố trước dân chúng những sự việc, sự kiện mang tính quốc gia.
+ Kết cấu: 4 phần:
++ Tiền đề pháp lí.
++ Thực trạng vấn đề.
++ Diễn biến hành động.
++ Tuyên bố kết quả.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật:
++ Lối văn biền ngẫu.
++ Từ ngữ trang trọng, uyên bác, giàu tinh ước lệ, tượng trưng.
++ Kết hợp giữa lí lẽ và cảm xúc, tư tưởng và tình cảm.
=> Thể cáo vừa mang đầy đủ những đặc điểm của văn nghị luận trung đại vừa có sự linh hoạt kết hợp giữa tự sự và trữ tình tạo nên sức hấp dẫn riêng.
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1427, cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược giành thắng lợi.
- Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo, công bố chiến thắng và mở ra nền thái bình. Bài cáo được công bố tháng Chạp năm Đinh Mùi (1427), tức đầu năm 1428 dương lịch.
c. Bố cục
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Tư tưởng xuyên suốt bài cáo
- Nho giáo: Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người trong cộng đồng
- Nguyễn Trãi:
+ Từ ngữ: cốt ở, trước lo.
+ Biểu hiện: yên dân, trừ bạo.
=> Tư tưởng nhân nghĩa có cốt lõi là thương dân, vì dân
2. Tiền đề chính nghĩa
- Những căn cứ xác lập nền độc lập dân tộc
+ Phép liệt kê: những căn cứ xác lập nền độc lập dân tộc đầy đủ, chuẩn xác, thuyết phục.
+ Phép so sánh: Như nước Đại Việt ta từ trước.
+ Phép đối: tạo thế cân bằng giữa phương Nam - phương Bắc, tạo giọng điệu chắc nịch, hùng hồn.
+ Đưa tiêu chí văn hiến, phong tục tập quán nên hàng đầu -> thể hiện tầm nhìn, tư tưởng tiến bộ của nhà văn.
- Lời nhắc nhở, cảnh cáo kẻ thù:
+ Nguyễn Trãi chỉ ra những nguyên nhân và kết cục thất bại của quân giặc phương Bắc trong lịch sử xâm lược phương Nam.
+ Giọng điệu mỉa mai khi hướng tới quân giặc, tự hào khi nhắc đến truyền thống quật cường anh hùng của dân tộc.
+ Tác giả cảnh cáo hành động xâm lược của giặc là phi nghĩa, sẽ nhận lấy kết cục thảm hại.
3. Lên án tội ác của giặc Minh
- Đoạn thứ hai hiện lên như một bản cáo trạng chi tiết, cặn kẽ về những tội ác mà quân Minh đã gây ra đối với dân tộc Đại Việt. Đồng thời, đoạn văn cũng là hồi chuông gióng lên đòi quyền sống của người dân vô tội:
+ Lừa dối: Nhân, thừa cơ, dối trời lừa dân…
+ Tàn sát người dã man: nướng dân đen, vùi con đỏ, thằng há miệng, đứa nhe răng…
+ Bóc lột, vơ vét, đàn áp tàn tệ: sạch không đầm núi, nát cả đất trời,...
+ Hủy diệt môi trường sống: tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ…
- Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc lại nghẹn ngào chua xót được tạo nên bởi:
+ Sử dụng câu văn biền ngẫu, câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm: nhiều hình ảnh đổi lập, tính chất phóng đại, hình ảnh tiêu biểu vừa cụ thể vừa khái quát, chân thực.
+ Câu hỏi tu từ, phép liệt kê khái quát tính chất độc ác, vô nhân tính của kẻ thù.
4. Quá trình kháng chiến gian khổ giành thắng lợi
- Chiến thắng vang dội của ta:
+ Khí thế xung trận ào ạt như vũ bão: qua những câu đối ngẫu, nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập.
+ Tinh thần nhân đạo, nhân nghĩa của ta.
-> Đây là cuộc chiến vệ quốc chính nghĩa, dựa vào tài trí con người và sức mạnh nội lực của dân tộc.
- Thất bại thảm hại của giặc:
+ Quân giặc tổn hại nặng nề: qua những hình ảnh giàu tính gợi hình như khiếp vía mà vỡ mật, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen,...
+ Sự tham sống sợ chết, giẫm đạp lên nhau của kẻ thù.
-> Về phía giặc, đây là cuộc chiến xâm lược phi nghĩa, chỉ cậy vào lực lượng hùng hậu mà hống hách.
=> Bài cáo là một khúc tráng ca thể hiện niềm tự tôn, tự hào vào sức mạnh nội lực và tinh thần đoàn kết bất diệt của dân tộc.
5. Tuyên bố độc lập
- Ngôn ngữ khẳng định đang thép, hùng hồn: Nền thái bình vững chắc / Vết nhục nhã sạch làu.
- Nhịp điệu: âm hưởng hào sảng, dữ dội: Xã tắc từ đây vững bền.
- Nghệ thuật:
-> Quá khứ tăm tối, điêu linh >< Tương lai thái bình, thịnh trị.
=> Tuyên bố nền độc lập dân tộc: hào sảng, ngân vang về một dân tộc kiên cường, bất khuất, chiến thắng ngoại xâm.
6. Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài cáo
- Những tình cảm, cảm xúc lớn lao.
- Vai trò của yếu tố biểu cảm trong việc chuyển tải tư tưởng và các giá trị nhân đạo của bài Đại cáo, góp phần tích cực vào việc làm sáng tỏ các giá trị đó, thu hút người đọc với những tình cảm lớn lao.
- Bút pháp chính luận sắc sảo, bút pháp miêu tả tái hiện lịch sử là bút pháp trữ tình sâu đậm, bút pháp anh hùng ca hào sảng với giọng văn biền ngẫu gây xúc động lòng người.
7. Ý nghĩa của Đại cáo bình Ngô
a. Là một văn kiện lịch sử, chính trị quan trọng
- Tuyên bố kết thúc cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ và anh dũng của dân tộc trước một kẻ thù hung bạo, nước Đại Việt đã giành lại được độc lập, tự do và có quyền quyết định vận mệnh của mình.
- Là lời bố cáo trước toàn dân về chiến thắng lịch sử của dân tộc: giúp cho cả dân tộc Đại Việt được hồi sinh, vĩnh viễn thoát khỏi sự đồng hóa của kẻ thù, trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
- Là văn kiện tổng kết các bài học quan trọng, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
b. Đại cáo bình Ngô là "bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai" của dân tộc
- Tư tưởng độc lập dân tộc được thể hiện xuyên suốt văn bản, rõ nét nhất ở đoạn đầu và đoạn kết của bài Đại cáo
- Đây là văn bản có tính chất quốc gia, bố cáo trước thiên hạ và trời đất, tổ tiên về vấn đề trọng đại - nền độc lập dân tộc đã được thiết lập trên đất nước Đại Việt, cương vực, lãnh thổ đã được xác lập trở lại.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung: Trên cơ sở chính nghĩa tất thắng, Đại cáo bình Ngô là một bản anh hùng ca đề cao sức mạnh của truyền thống yêu nước và tinh thần độc lập tự cường, nêu bật sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc khởi nghĩa, đập tan cuộc xâm lăng phi nghĩa của giặc, mở ra kỉ nguyên hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc
- Nghệ thuật: Với nghệ thuật đối thanh, đối ý, tiết tấu nhịp nhàng, xen kẽ các cặp câu ngắn với các cặp câu dài, biểu cảm sinh động, bài cáo đã thể hiện sự thống nhất hài hòa giữa yếu tố chính luận sắc sảo và yếu tố văn chương nghệ thuật đặc sắc
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây